(Nhân đọc “Ngành Từ thiện xã hội Phật giáo còn manh mún, bị động”, GN số 611, ra ngày 15-10-2011)
Từ thiện phải mang đến niềm hạnh phúc cho người cho, người nhận - Ảnh minh họa
Lại bàn về “Cách cho hơn của cho”. Dường như câu này không chỉ nhắc về thái độ trao tặng quà từ thiện của người làm công tác - hạnh nguyện từ thiện xã hội mà còn là hiệu ứng từ món quà! Nó có phải là “chiếc cần câu” để giúp người nghèo khó vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống hay chỉ là “con cá” để rồi sau đó lại tái nghèo, lại lẩn quẩn với vòng đói kém-túng quẫn?
Thiết nghĩ, làm từ thiện chuyên nghiệp chính là làm sao để món quà trao tay vừa mang đến giá trị tinh thần, giúp người ta biết hướng thiện, biết về giáo lý Phật Đà để quy ngưỡng hầu tập tu thoát khổ, nuôi dưỡng tâm linh; đồng thời hiện đời phải có sự thay đổi về mặt vật chất theo hướng phát triển hơn lên. Đừng chỉ nhìn con số mà mừng, mà vội vui khi đằng sau con số ấy là sự thiếu chuyên nghiệp, như HT.Thích Như Niệm nói: còn manh mún, bị động!