Ưu tư về công tác hoằng pháp với thanh thiếu niên và vận mạng dân tộc

Giác Ngộ - Chiều nay 11-3, tại hội trường Công viên Văn hóa Thanh Lễ, thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương, phần thuyết trình chính trong Hội thảo tiếp tục với buổi nói chuyện Phật pháp: “Công tác hoằng pháp đối với thanh thiếu niên” và “Phật giáo với dân tộc” đã được các bậc tôn túc lãnh đạo Giáo hội thuyết giảng một cách thiết thực bằng tất cả tâm huyết cùng kinh nghiệm hoằng pháp của mình trong cuộc đời hành đạo. 

aaaa (3).JPG

Chư tôn đức dự phiên thuyết trình

Cần tập trung cho đối tượng thanh thiếu niên

Với chuyên đề "Công tác hoằng pháp với thanh thiếu niên”, Hòa thượng Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯGH đã thẳng thắn nêu bật sự yếu kém của các thành viên hoằng pháp là chưa đáp ứng được các yêu cầu của xã hội đề ra. Chỉ khi nào nhận thức được xã hội cần cái gì ta đáp ứng được cái đó thì công tác hoằng pháp mới có kết quả lợi tha. Nếu chỉ có trăn trở nhưng lại chưa có biện pháp triệt để, tích cực khi sinh hoạt, tiếp cận với tầng lớp thanh thiếu niên - tương lai của xã hội thì công tác hoằng pháp coi như chưa thành tựu trọn vẹn. Điều này lý giải vì sao chúng ta có hàng ngàn Tăng Ni sinh được đào tạo tại các trường trung cao cấp giảng sư nhưng số lượng các thành viên hoằng pháp có khả năng đi sâu vào lòng quần chúng để nhiếp phục họ thì lại rất khiêm tốn.

aaaa (2).JPG

Liên quan đến vấn đề quản lý, đào tạo nhân sự kế vãng khai lai, Hòa thượng tỏ ra ưu tư trước tình trạng một số quý Ni sư, Sư cô đã nhận nhiều trẻ em mồ côi rồi cho xuất gia. Sự xuất gia “bất đắc dĩ” này nếu không kiểm soát được sẽ trở nên thảm họa cho Phật giáo trong tương lai. Để công tác hoằng pháp đối với thanh thiếu niên đạt kết quả tốt đẹp, bằng kinh nghiệm nhiều năm hoằng pháp của mình, Hòa thượng khuyên các hoằng pháp viên nên chú trọng đến Tam pháp thí trong Phật giáo, nhất là Tài thí và Pháp thí. Biết kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển hai phương pháp này trong công tác hoằng pháp thì bảo đảm sẽ thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên.

Nóng với vấn đề cải đạo

Đạo Phật - một hình thái ý thức hệ xã hội ra đời và phát triển cách đây trên hai ngàn năm, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, đến lối sống phong tục tập quán của người dân Việt Nam và xã hội hiện đại ngày nay liệu có có bị bào mòn theo các trào lưu tư tưởng đương thời? Đây cũng chính là chủ đề thuyết giảng “Phật giáo với dân tộc” của TT. Thích Bảo Nghiêm - Trưởng ban Hoằng pháp. Trong bối cảnh tự do hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, việc các trào lưu tư tưởng xấu, tà giáo, ngoại đạo có cơ du nhập là điều khó tránh khỏi. Tại thời điểm này, 14 tôn giáo đã chính thức có mặt sinh hoạt tại Việt Nam . Do đó, với trách nhiệm của người cầm nắm sứ mạng Phật pháp Thượng tọa lưu ý các hoằng pháp viên phải thật sáng suốt, linh hoạt, chủ động trong mọi tình huống tránh để việc đáng tiếc như vụ việc cô Lương Thị Phụng “cải Phật theo Thiên Chúa giáo” vừa qua tại Bình Chánh gây xôn xao dư luận.

Song song với công tác hoằng pháp tại “sân nhà”, Thượng tọa mạnh dạn đề cập đến việc nên thành lập một chuyên ban hoằng pháp tại hải ngoại. Theo Thượng tọa các kiều bào ở nước ngoài chính là lực lượng nòng cốt để hộ trì, nắm giữ giềng mối Phật pháp. Tuy nhiên, để làm tốt công tác “đối ngoại” này thì đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp hoằng pháp và đề ra các phương pháp mới thích ứng cho công tác hoằng pháp. Vì thế Thượng tọa tán thán và khuyến khích các hoằng pháp viên nên kết hợp cùng các Gia đình Phật tử và cùng nghĩ, cùng tư duy, cùng hành động để đề ra những phương pháp mới nhằm phục vụ tốt cho công tác hoằng pháp thời hiện tại, nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên.

aaaa (1).JPG

Với mục đích giáo dục, đào tạo một thế hệ Tăng Ni tài đức, có kiến thức uyên thâm về Phật học, thế học để phục vụ hữu hiệu cho công tác hoằng pháp, cuộc hội thảo tại Bình Dương lần này mong rằng sẽ nhận được nhiều sự đồng thuận chung của các hoằng pháp viên về công tác đổi mới, cách làm, cách nghĩ, cách tư duy. Đây không chỉ là tinh thần đổi mới để phát triển mà nó còn chứng tỏ tầm nhìn xa, trông rộng, tính tương thích của cả một cộng đồng Phật giáo trước nhu cầu thay da, đổi thịt từng ngày của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày