Vì sao không nên ăn nhiều muối?

GNO - Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England, người Mỹ tiêu thụ trung bình 3,6 g muối mỗi ngày, cao hơn 80% so với mức khuyến nghị 2,0 g của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
1 muoi.jpg
Sử dụng càng ít muối khi nấu ăn càng tốt

Hấp thụ muối nhiều là tác nhân chính gây ra huyết áp cao, bệnh tim mạch dẫn đến tỉ lệ tử vong cao trên toàn thế giới.

Theo đó, các nhà nghiên cứu lấy dữ liệu ở 187 quốc gia, cho thấy rằng có 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm có liên quan đến tim mạch tiêu thụ trên 2,0 g sodium mỗi ngày. Hầu như không có quốc gia nào không có tình trạng tiêu thụ muối vượt ngưỡng khuyến cáo. Có thể nói, muối đã làm “tăng vị” cho đại dịch cao huyết áp thế giới.

Muối cần thiết nhưng quá nhiều sẽ gây hại

Bản thân muối thì vô hại, cơ thể chúng ta cần một lượng nhỏ khoảng 180-500 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn của chúng ta lại có quá nhiều muối. Hấp thụ muối cũng tác động đến hệ thống hormone của cơ thể và dẫn đến co mạch, hoặc làm hẹp các động mạch. Cả hai cơ chế này đều gây ra cao huyết áp, nguyên nhân của đau tim và đột quỵ.

Ở các nước đang phát triển, dư muối là do quá trình nấu ăn. Còn ở các nước phát triển thì dư muối do thức ăn chế biến sẵn và thức ăn ở nhà hàng.

Làm gì để hạn chế hấp thụ muối?

Về góc độ cá nhân, mỗi người giảm hấp thụ muối chính là bảo vệ bản thân mình khỏi cao huyết áp. Rất khó định lượng lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày nhưng có một số cách giúp hạn chế hấp thụ muối vào cơ thể như:

- Sử dụng càng ít muối khi nấu ăn càng tốt,

- Không nêm thêm muối hoặc các gia vị có vị mặn khác vào thức ăn đã nấu chín, hạn chế dùng thêm nước chấm,

- Hạn chế ăn ngoài, nên tự nấu thức ăn để chủ động giảm lượng muối cho vào thức ăn,

- Và quan trọng nhất là không nên ăn thức ăn chế biến sẵn (đồ hộp, đồ chế biến công nghiệp) các loại.

Huệ Trần (Theo The Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày