Trưa ngày 25-11 (nhằm ngày 13-10-Quý Mão), nghi thức nhập kim quan Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được trang nghiêm cử hành tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai)
Quảng cáo
Chia sẻ
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
GNO - Trưa 25-11 (nhằm ngày 13-10-Quý Mão), nghi thức nhập kim quan Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được trang nghiêm cử hành tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai). Đông đảo Tăng Ni, Phật tử đã tham dự cầu nguyện.
Hòa thượng Thích Phước Trí, nguyên Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN đương vi sám chủ tang lễ.
Xem bản tin của Giác Ngộ TV
Trong tiếng đồng thanh tụng Đại bi, Thập chú và Tâm kinh Bát-nhã của chư tôn đức Tăng Ni và toàn thể đại chúng, Hòa thượng sám chủ đã cử hành nghi thức sái tịnh kim quan. Sau đó, thân tứ đại của Hòa thượng tân viên tịch đã được chư Tăng cung thỉnh rời thiền thất, hướng về Giác linh đường, nhập kim quan.
Cùng ngày, chư Tăng Ban Kinh sư đã cử hành các nghi thức truyền thống, như lễ khai kinh bạch Phật, thỉnh Giác linh an vị, thọ tâm tang.
Cung thỉnh nhục thân Hòa thượng rời thiền thất đến Giác linh đường
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, pháp húy Nguyên Chứng, sinh năm 1943 - theo khai sinh (thông tin từ thân hữu của Hòa thượng thì ngài sinh năm Ất Dậu), nguyên quán tỉnh Quảng Bình.
Năm 1954, ngài xuất gia tại chùa Trang Nghiêm, tỉnh Paksé (Lào) lúc 9 tuổi. Năm 1960, Hòa thượng từ Paksé về Việt Nam, trở lại Huế, tu học tại chùa Từ Đàm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001).
Năm 1961, ngài thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn, rồi về Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn) tu học với Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Hòa thượng Thích Phước Trí, đương vi sám chủ thực hiện nghi thức sái tịnh tại Giác linh đường
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được biết nổi tiếng về sự uyên bác, thông thạo nhiều loại cổ ngữ lẫn sinh ngữ như: Hán văn, Phạn văn, Tạng văn, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… Trong gần trọn cuộc đời, Hòa thượng dành phần lớn thời gian và tâm huyết của mình cho việc phiên dịch và chú giải kinh điển, đặc biệt là tạng kinh A-hàm. Các dịch phẩm nổi bật của Hòa thượng đã được xuất bản chính thức, đến với độc giả trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Hòa thượng còn trước tác, biên soạn và giới thiệu nhiều tác phẩm luận giải kinh điển, lịch sử và triết học Phật giáo,… được in thành sách và xuất bản, tái bản trong nước gần đây.
Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được cử hành theo nghi thức tâm tang, từ ngày 25-11 đến ngày 29-11 (13-10 đến 17-10-Quý Mão), không đọc điếu văn, tiểu sử, không lập sổ tang, miễn phúng điếu, tràng hoa, liễn đối.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Hòa thượng Thích Phước Trí, đương vi sám chủ thực hiện nghi thức sái tịnh
Sái tịnh kim quan
Chư Tăng đồng hộ niệm
Cung thỉnh nhục thân Hòa thượng đến nơi tôn trí kim quan
Chư Hoà thượng tham dự
Chư Tăng dẫn lễ
Chư Ni đệ tử và các trú xứ
Cùng trang nghiêm niệm Phật tiễn đưa Hoà thượng
Thỉnh Giác linh an vị
Hương án tôn trí long vị Hòa thượng
Di ảnh và y bát của Hòa thượng
Thỉnh thân tứ đại Hoà thượng vào Giác linh đường
Kim quan Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tôn trí tại Giác linh đường
Chư vị pháp lữ, thân hữu tham dự
Các thế hệ học trò đảnh lễ
Tượng Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tôn trí tại lễ đường
GNO - Sáng nay, 17-5, tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 62 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2025) và hiệp kỵ chư Thánh tử đạo.
GNO - Sáng nay, 17-5, phái đoàn GHPGVN do Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế T.Ư làm trưởng đoàn, đã đến kính viếng tang Đại lão Hòa thượng Maha Bounma Simaphom, Chủ tịch Trung ương Liên minh Phật giáo Lào, tại Thủ đô Viêng Chăn.
GNO - Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM từ ngày 16 đến 18-5-2025, tại tu viện Long Hưng (Q.Bình Tân, TP.HCM) đã tổ chức giai đoạn 1 Liên trại huấn luyện huynh trưởng Lộc Uyển X - Huyền Trang IV năm 2025.
GNO - Thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Thượng tọa Thích Giác Dũng, Phó Viện trưởng Học viện đã ký thông báo chiêu sinh Lớp Cổ ngữ Sanskrit 2025.
NSGN - Trong lịch sử phát triển của Phật giáo, đã từng có một Đại lễ Phật đản được tổ chức với quy mô rất lớn, được nhiều nguồn thư tịch khả tín như Hậu Hán thư (後漢書), Tam quốc chí (三國志), Phật tổ thống kỷ (佛祖統紀)… cùng ghi nhận.