Viện Nghiên cứu Phật học VN tổng kết năm 2014

GNO - Sáng 6-2, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN) (Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015.
Vien Nghien cuu PH  (5).JPG
HT.Thích Trí Quảng và chư tôn thiền đức thuộc VNCPHVN chủ trì buổi lễ

Buổi tổng kết có sự tham dự của chư tôn đức VNCPHVN, các Trung tâm nghiên cứu, các giáo sư, nhà nghiên cứu, thành viên VNCPHVN.

HT.Thích Thiện Tâm, Phó Viện trưởng VNCPHVN khai mạc buổi lễ; TT.Thích Nhật Từ, Tổng Thư ký VNCPHVN, báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự năm 2014.

Theo đó, về tổ chức các Hội thảo khoa học và đồng tham gia, có Hội thảo khoa học “Phật giáo Nguyên thủy trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” tại Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM vào ngày 18-1-2014 do Hội đồng Quản trị VNCPHVN và Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM đồng tổ chức. Hội thảo khoa học “Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập” tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang vào ngày 25-2-2014 do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Hệ phái Khất sĩ và VNCPHVN đồng tổ chức.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ” vào ngày 7-5-2014 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Bái Đính, với sự tham dự của hơn 500 học giả trong và ngoài nước. Hội thảo do Hội đồng Quản trị VNCPHVN phối hợp với Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Phật giáo LHQ 2014 đồng tổ chức.

Hội thảo khoa học “Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc” tại Trung tâm văn hóa tỉnh Kiên Giang  vào ngày 11-6-2014 do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và VNCPHVN đồng tổ chức…

Về xuất bản Tủ sách nghiên cứu và ứng dụng Phật học, trong năm qua, VNCPHVN đã xuất bản được 35 tác phẩm như: Phật giáo Nguyên thủy trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, Phật giáo và việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, Kinh Trung bộ, Kinh Trường bộ, Kinh Tiểu bộ, Kinh Xuất Diệu, Kinh Đạo hành Bát-nhã, Nghiên cứu năm việc của Đại thiên, Vô ngã và Luân hồi, Phật giáo và cuộc sống, Vi diệu pháp - Hiện thực trong cuộc sống, Sa-di Trưởng lão, Luận Phật thừa tông yếu, 300 Tắc thiền ngữ, Giải mã Dịch lý và chữ vuông trong trống  đồng, tranh dân gian và truyện ngụ ngôn, Cảnh đức truyền đăng lục, Giá trị văn học trong tác phẩm thiền phái Trúc Lâm…

Về công tác đào tạo và các Phật sự khác, tại Trung tâm phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang đã tổ chức chiêu sinh các lớp phiên dịch với các môn học mang tính chuyên ngành phối hợp giữa Hán học truyền thống và hiện đại.

Trung tâm Phật học Hán truyền đã tổ chức được 4 lớp chuyên huấn luyện phiên dịch Hán tạng.

Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam đã kết hợp với Khoa Ngữ văn thuộc Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mở Lớp Ngữ văn Viện Phật học vào năm 2011, Tăng Ni sinh sẽ tốt nghiệp năm 2015. Kết hợp với Ban Phật học chùa Xá Lợi (Q.3, TP.HCM) tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề vào mỗi chiều thứ 7 đầu tháng.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thiền học Nam tông mở lớp đào tạo chuyên ngành Pali, Abhidhamma, đồng thời thường xuyên tổ chức các khóa thiền ngắn hạn cho Tăng Ni, Phật tử…

Trung tâm Nghiên cứu Pali học tổ chức lớp học tiếng Pali tại Trung tâm Phật học chùa Xá Lợi…

Vien Nghien cuu PH  (3).JPG


HT.Thích Thiện Tâm khai mạc buổi lễ

Vien Nghien cuu PH  (4).JPG
TT.Thích Nhật Từ báo cáo tổng kết hoạt động của Viện trong năm 2014

Vien Nghien cuu PH  (2).JPG
Toàn cảnh buổi lễ tổng kết sáng nay, 6-2

Sau báo cáo, ĐĐ.Thích Nguyên Hạnh, Phó Tổng Thư ký VNCPHVN thông qua phương hướng hoạt động năm 2015.

ĐĐ.Thích Giác Hoàng, Phó Văn phòng VNCPHVN thông qua quyết định ra mắt nhân sự Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn phát triển văn hóa Việt Nam do TT.Thích Nhật Từ làm Giám đốc Trung tâm.

Nhân dịp tổng kết, các trung tâm và thành viên cũng nhận được bằng tuyên dương công đức và bằng công đức từ VNCPHVN.

Trong lời đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng VNCPHVN đã có những ghi nhận về sự phát triển của các trung tâm nhờ sự cải tiến và thay đổi. Tuy nhiên, trong phần thay đổi có một số trung tâm phát triển tốt như Trung tâm Dịch thuật Huệ Quang có thành tích và bề dày hoạt động rất tốt, còn những trung tâm mới thành lập thì chưa được ổn định.

Trong thời gian qua, khó khăn nhất của VNCPHVN là về tài chánh, đến năm nay mới ra mắt chính thức Ban vận động Tài chánh, nhưng thực chất về đóng góp tài chánh cho vấn đề nghiên cứu chưa được nhiều, nên cũng mong những thành viên tâm huyết tiếp tục vận động để đóng góp nguồn tài chánh dồi dào cho sự hoạt động của Viện.

Hòa thượng Viện trưởng còn đề nghị, trong năm 2015 tất cả các trung tâm cố gắng tổ chức được những hội thảo chuyên đề cũng như sưu tập được nhiều bài nghiên cứu có giá trị trong và ngoài nước để làm nguồn tư liệu đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Vien Nghien cuu PH  (6).JPG
ĐĐ.Thích Nguyên Hạnh thông qua phương hướng hoạt động của VNCPHVN năm 2015

Vien Nghien cuu PH  (7).JPG
ĐĐ.Thích Giác Hoàng tuyên đọc quyết định ra mắt
nhân sự Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn phát triển văn hóa Việt Nam

Vien Nghien cuu PH  (8).JPG
TT.Thích Nhật Từ nhận quyết định từ Hòa thượng Viện trưởng VNCPHVN


Vien Nghien cuu PH  (10).JPG
Hòa thượng Viện trưởng trao bằng công đức tới PGS.TS Nguyễn Công Lý

Vien Nghien cuu PH  (11).JPG
HT.Thích Trí Quảng trao bằng công đức tới TT.Thích Bửu Chánh

Vien Nghien cuu PH  (12).JPG
HT.Thích Trí Quảng ban đạo từ

Vien Nghien cuu PH  (9).JPG
Hòa thượng Viện trưởng đề nghị năm 2015 tất cả
các trung tâm cố gắng tổ chức được những hội thảo chuyên đề...

Tin: Như Danh - Ảnh: Bảo Toàn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày