793 TNS đăng ký thi vào Học viện PGVN tại TP.HCM


GNO - Theo thông tin từ Hội đồng Tuyển sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, số lượng Tăng Ni sinh đăng ký thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khoá X là 793 thí sinh.

Ngày thi chính thức được ấn định vào Chủ nhật 28-7-2013 tại trường tiểu học Phú Nhuận, số 5 Hoàng Minh Giám, phường 9, quận Phú Nhuận.

so đồ tới trường thi.png

Sơ đồ tới điểm thi

Ba môn thi bắt buộc, buổi sáng sẽ thi môn Phật học căn bản (nội điển hệ số 2 - thời gian 120 phút); Buổi chiều thi hai môn còn lại: Văn học Việt Nam (hệ số 1 - thời gian 90 phút) và Ngoại ngữ (hệ số 1 - thời gian 90 phút, chọn một trong ba ngoại ngữ sau: Anh văn, Hán cổ, Pàli; thí sinh có bằng cử nhân ngoại ngữ được miễn môn ngoại ngữ).

Hội đồng tuyển sinh do HT.TS.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng chấm thi là HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Thường trực.

Danh sách trúng tuyển chính thức sẽ được công bố trên Tuần báo Giác Ngộ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày