Âm vang cồng chiêng và sức sống Tây Nguyên

Đó là chủ đề của Festival Cồng chiêng Quốc tế lần thứ nhất năm 2009 diễn ra tại Gia Lai từ ngày 12 - 15-11. Trong những ngày diễn ra lễ hội, phố núi Pleiku thật tưng bừng, sôi động, rộn rã ngân vang trong âm thanh của cồng chiêng và các hoạt động trình diễn  trong khuôn khổ Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009.

Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc mang tầm quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Gia Lai, là cuộc hội ngộ cồng chiêng lớn nhất từ trước tới nay, đã quy tụ về đây những bộ cồng chiêng có âm thanh tuyệt vời nhất, những bài chiêng hay nhất của các tỉnh Tây Nguyên và các nước trong  khu vực Đông Nam Á, với hàng ngàn diễn viên trình diễn cồng chiêng xuất sắc ở mọi lứa tuổi.

Âm vang cồng chiêng và sức sống Tây Nguyên ảnh 1

Biểu diễn cồng chiêng tại khu du lịch Về nguồn - Ảnh: NLD

Ngay trong đêm khai mạc Festival, cả đại ngàn Tây Nguyên như hồi sinh và đầy sức sống. Chương trình trình diễn nghệ thuật hoành tráng bắt đầu bằng những đại cảnh với hơn 3.000 diễn viên tái hiện khung cảnh thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên từ buổi sơ khai. Đặc biệt, với cảnh diễn “Hòa tấu sức sống đại ngàn”, 11 dân tộc là chủ nhân không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã cùng nhau diễn tấu cồng chiêng với những màn múa, đi cà kheo, đánh trống, múa, hát dân ca đặc sắc tạo ấn tượng thật sâu đậm về sức sống bất diệt của cồng chiêng Tây Nguyên. Nhiều cảnh diễn tiếp theo đã phác họa bức tranh hết sức sống động về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Có lúc, cả chương trình lắng lại, để mọi người lắng nghe tiếng nhạc cụ truyền thống mộc mạc cùng những bài hát dân ca, hát kể, hát đối đáp được cất lên từ các chàng trai, cô gái của xứ sở đại ngàn. Góp phần tạo thêm sắc màu đêm khai mạc là phần trình diễn của bạn bè quốc tế như: Indonesia , Cambodia , Lào , Myanmar , Philippines thông qua việc phục dựng các lễ hội có sử dụng nhạc cụ cồng chiêng.

Vẫn âm thanh cồng chiêng đó nhưng mỗi đoàn có những cách diễn tấu khác nhau: Lúc rộn rã, khi chậm rãi, đằm thắm nhẹ nhàng. Ánh sáng rực rỡ và âm thanh sôi động đã giúp phần trình diễn thêm ấn tượng về sự tinh tế, đặc sắc. Đây là lần đầu tiên công chúng có cơ hội chứng kiến, thưởng thức và hiểu thêm về cồng chiêng Tây Nguyên, cồng chiêng các tỉnh bạn cũng như các nước khách mời. Qua Festival lần này, có thể thấy cồng chiêng các nước Đông Nam Á tuy có nhiều khác biệt nhưng cũng không ít nét tương đồng. Bởi lẽ, Tây Nguyên chính là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á.

Suốt thời gian diễn ra Festival Cồng chiêng Quốc tế, công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế đã được chứng kiến một lễ hội hoành tráng, được xem phục dựng một số lễ hội truyền thống của dân tộc Tây Nguyên; tham dự hội thảo về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của Việt Nam và các nước trong khu vực; hội nghị về xúc tiến đầu tư; được xem các triển lãm, hội chợ độc đáo đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ Pleiku có được không khí sinh hoạt văn hóa sôi động như những ngày diễn ra Festival Cồng chiêng Quốc tế, để lại những ấn tượng mà người dân Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung không thể nào quên. Nói lời chúc mừng Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009, bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương cũng khẳng định: “Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là tài sản vô giá của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên mà còn là tài sản vô giá của các nước Đông Nam Á và nhân loại. Trách nhiệm của chúng ta là phải bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị của di sản này”.

Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại Gia Lai đã khép lại, trong bản hòa tấu âm thanh tuyệt vời từ phố núi đã gửi đi một thông điệp: Hãy bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của nhân loại, vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, cùng phát triển của các dân tộc anh em trong cả nước và khu vực. Đồng thời hứa hẹn mở ra một điểm đến đầy tiềm năng của Gia Lai và Tây Nguyên…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày