[Ảnh] Làng nghề làm lư đồng trăm tuổi tại TP.HCM

Nghệ nhân Trương Văn Thương, sinh năm 1964 có trên 30 năm theo nghề làm lư đồng truyền thống An Hội. Với anh, nghề làm lư đồng như là chuyên nghiệp, gắn bó với cuộc sống mưu sinh và là nghề anh tâm huyết - Ảnh Trần Thế Phong/BGN
Nghệ nhân Trương Văn Thương, sinh năm 1964 có trên 30 năm theo nghề làm lư đồng truyền thống An Hội. Với anh, nghề làm lư đồng như là chuyên nghiệp, gắn bó với cuộc sống mưu sinh và là nghề anh tâm huyết - Ảnh Trần Thế Phong/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Khó có thể diễn tả được sự vất vả của các nghệ nhân các thế hệ đã bền gan nếm trải sự nhọc nhằn để gọt giũa, chạm khắc nên những chiếc lư đồng - vật phẩm thiêng liêng như cầu nối quá khứ và hiện tại, giữa những người đã khuất cùng với những người còn hiện hữu.

Họ không chỉ giữ lửa nghề bền bỉ cho làng nghề làm lư đồng hơn 100 năm qua trên đất Sài Gòn - Gia Định mà ở họ, còn có niềm tin bền chặt với sự gắn kết tình thân của hai thế giới qua làn hương trên chiếc lư đồng đặt ở nơi trang trọng nhất trong mỗi nếp nhà, đền chùa.

Dẫu trải qua thăng trầm suốt một thế kỷ, làng nghề truyền thống làm lư đồng An Hội, Q.Gò Vấp, TP.HCM ngày nay vẫn giữ được nét đặc trưng, với sự tinh tế, thẩm mỹ của người nghệ nhân với nghề truyền thống của cha ông để lại.

Nhiều nghệ nhân chạm khắc lư đồng ở làng nghề đã có tuổi nghề 50 năm, người này nối tiếp người kia giữ lửa cho làng nghề. Các nghệ nhân tại đây cũng được trưởng thành, hưởng sự an bình sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, để cống hiến từ trí lực tinh anh, sức mạnh của đôi tay nghề vững vàng, giữ gìn nét đẹp truyền thống, đóng góp xây dựng thành phố.

Mỗi sản phẩm hoàn chỉnh, phải trải qua một quá trình công phu, từ làm khuôn ruột, đúc khuôn sáp, đổ đồng, mài giũa, chạm khắc hoa văn, sau đó đánh bóng… tất cả công đoạn đó đều được làm thủ công với những đôi bàn tay thô ráp mà khéo léo. Qua đó, người nghệ nhân làng nghề An Hội đã thể hiện sự kiên định, niềm đam mê mãnh liệt để giữ gìn tinh hoa của ông cha truyền lại, thể hiện một cách sống động tinh thần kế thừa bền bỉ giữa quá khứ với tương lai trên vùng đất Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM.

Bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng lư đồng truyền thống An Hội

Bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng lư đồng truyền thống An Hội

Đục khuôn đất sét sau nung để lấy sản phẩm

Đục khuôn đất sét sau nung để lấy sản phẩm

Kỹ thuật nặn khuôn công phu và tỉ mỉ
Kỹ thuật nặn khuôn công phu và tỉ mỉ
Nghệ nhân Nguyễn Thị Trinh gắn bó trên 30 năm làm nghề lư đồng, chị luôn cố gắng giữ lửa bàn thờ gia tiên thông qua chiếc lư đồng do chị chế tác
Nghệ nhân Nguyễn Thị Trinh gắn bó trên 30 năm làm nghề lư đồng, chị luôn cố gắng giữ lửa bàn thờ gia tiên thông qua chiếc lư đồng do chị chế tác
Công đoạn làm nguội cũng được nghệ nhân thực hiện chi tiết
Công đoạn làm nguội cũng được nghệ nhân thực hiện chi tiết
Chỉnh sửa các hoa văn, họa tiết
Chỉnh sửa các hoa văn, họa tiết
Chăm chút từng khâu
Chăm chút từng khâu
Tác phẩm hoàn chỉnh

Tác phẩm hoàn chỉnh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người tu gây tranh đấu, tạo bất hòa là vô trí

GNO - Trong các pháp thoại hay giao tiếp hàng ngày, Thế Tôn thường nói lời ái ngữ, phạm âm. Tuy nhiên, một vài trường hợp Ngài nghiêm khắc răn dạy, quở trách nặng nề: “Các ông là người ngu, si mê, vô trí”.
Tiếng chuông lạnh lùng

Tiếng chuông lạnh lùng

GNO - Sáng Chủ nhật, Hạnh thức dậy thật sớm, hớn hở vác ba lô cùng mẹ lên thành phố thăm ngoại. Sau bốn giờ ngồi xe đò ê ẩm, cuối cùng Hạnh và mẹ cũng tới nơi. Nhà cậu ở là ngôi biệt thự đồ sộ nằm mặt tiền, trên một con đường trung tâm thành phố, nơi có đông người qua lại nhộn nhịp.

Thông tin hàng ngày