Ban Trị sự tỉnh Long An kiến nghị về “tịnh thất Bồng Lai”

GNO - Liên quan tới những việc làm của nhóm người tự xưng nơi ở của họ là “tịnh thất Bồng Lai”, “thiền am bên bờ vũ trụ”, ngụ tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã có văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng hôm 17-2 vừa rồi.

thong-tin-dieu-tra-cua-cong-an-ve-vu-dai-nao-tinh-that-bong-lai.jpg
Bên trong "tịnh thất Bồng Lai" - Ảnh: Vietnamnet

Văn bản do TT.Thích Quảng Tâm, Phó Trưởng ban Thường trực thay mặt Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh ký gửi đến Trung ương Giáo hội, Bộ Thông tin và Truyền thông; Ban Tôn giáo Chính phủ; Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, Công an và Ban Tôn giáo tỉnh Long An.

Theo đó, văn bản đã nhận định về nguồn gốc và pháp nhân của hộ gia đình do bà Cao Thị Cúc (sinh năm 1960) làm chủ hộ, mạo xưng là “chùa”, “tịnh thất”, “thiền am”, nuôi trẻ mồ côi, cùng những việc làm của họ trong thời qua, có sự tiếp tay của những cá nhân, công ty kinh doanh lĩnh vực giải trí quảng bá.


Điểm tin về nhiều sự phản ánh của bạn đọc đối với các video của "thiền am bên bờ vũ trụ"

Nơi đây nhiều năm thường đồn thổi và phao tin “hoa ưu đàm” để thu hút quần chúng hiếu kỳ, gây xôn xao dư luận và hiểu lầm về Phật giáo, lạm dụng pháp phục tu sĩ nhưng lại phản bác Phật giáo, làm nhiều việc không phù hợp làm dư luận bức xúc.

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An cũng đã có kiến nghị gồm 8 điểm, yêu cầu Trung ương Giáo hội, các bộ, cơ quan chức năng Trung ương và tỉnh Long An giải quyết để tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn tỉnh được ổn định.

Về hiện tượng này, trước phản ánh của bạn đọc, Báo Giác Ngộ đã có điều tra từ năm 2017. HT.Thích Minh Thiện, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An cũng đã xác nhận với Báo Giác Ngộ, rằng “tịnh thất Bồng Lai” chỉ là mạo xưng, những người ở đây không phải là tu sĩ Phật giáo.

IMG_4399.PNG

Ông Lê Tùng Vân (người cạo đầu, để râu và mặc đồ như áo hậu - lễ phục của tu sĩ Phật giáo)

Sau khi Báo Giác Ngộ cũng như một số báo chí khác phản ánh, một số công ty giải trí đã có thông cáo báo chí thay đổi cách xưng hô, không còn gọi là ông Lê Tùng Vân là “Hòa thượng Thích Tâm Đức”, gọi các thanh niên tham gia các chương trình thi thố ca hát là “thầy”, “ni cô”… mà báo chí từng phân tích được họ sử dụng như một yếu tố thu hút sự quan tâm của quần chúng.

Trong nội dung “Thách thức danh hài” do công ty truyền thông và giải trí Điền Quân tổ chức thực hiện, phát sóng trên HTV, dẫu đã có điều chỉnh danh xưng, tuy nhiên, bạn đọc cũng phản ánh ở các video clip của kênh youtube ‘Color man’ - ông chủ của công ty Điền Quân thì lại đối phó với cách gọi lấp lửng, vẫn gọi ông Lê Tùng Vân là "thầy Thích Tâm Đức".

Ý kiến bạn đọc cho rằng những biểu hiện về khả năng diễn kịch mua vui của các em bé là điều không xấu, nhưng nếu đó là tài năng thì cần nuôi dưỡng bởi thị trường công nghệ giải trí vốn nhiều cạm bẫy, không phải là nơi để các em bé hồn nhiên 4-5 tuổi lún sâu theo kịch bản của người lớn.

Đồng thời, việc tu là đáng quý, nhưng xin đừng lạm dụng danh xưng và hình thức tu sĩ, chú tiểu, trẻ mồ côi... như một yếu tố "độc, lạ" nhằm thu hút quần chúng.

Ph.V

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Đội lân miễn phí

GNO - Nó nhớ những ngày sống ở Nha Trang. Nhà nó tận sâu trong ngách nhưng Trung thu nào cũng tưng bừng rộn rã. Tiếng cắc tùng tùng len vào những căn nhà ổ chuột, mùi bánh nướng, bánh nếp sực nức được bày bán trên phố xộc vào mũi, nó phải phồng ngực lên mà hít.

Thông tin hàng ngày