Ban TTXH T.Ư: Tổ chức Hội thảo khoa học

GNO - Theo đó, 300 đại biểu là thành viên BTTXH T.Ư đến từ các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp, Phật tử, khách mời đã tham dự Hội thảo khoa học nuôi dạy trẻ mẫu giáo, cơ nhỡ, mồ côi tại các cơ sở từ thiện Phật giáo tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM vào sáng nay 6-10.

DSC_0117.JPG

HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ

DSC_0124.JPG

HT.Thích Trí Quảng chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác TTXH với đại biểu tại Hội thảo

DSC_0093.JPG

TT.Thích Minh Thiện đại diện Ban Hoằng pháp T.Ư tặng hoa chúc mừng

DSC_0094.JPG

TT.Thích Tấn Đạt nhận hoa chúc mừng của đại diện BTTXH tỉnh, thành

Quang lâm chứng minh và tham dự có: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Thư ký HĐCM, HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS THPG TP.HM; HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH;  HT.Thích Thiện Tánh, Ủy viên Kiểm soát HĐTS, Phó ban Thường trực BTS THPG TP;  HT.Thích Quảng Tùng, Trưởng ban TTXH T.Ư, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo; HT.Thích Như Niệm, Phó ban Thường trực BTTXH T.Ư; chư tôn đức Chủ tọa đoàn, Ni trưởng, Ni sư trong Phân ban Đặc trách Ni giới T.Ư về tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT.Thích Quảng Tùng, Trưởng ban Tổ chức nhấn mạnh: “Công tác TTXH đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực, tuy Giáo hội chưa có nhân sự có nghiệp vụ chuyên môn nhưng thực hiện chỉ đạo của Giáo hội, giới Phật giáo đã hoàn thành xuất sắc các hoạt động TTXH. Song, đứng ở góc độ nhà quản lý công tác TTXH thì việc nuôi dạy trẻ mẫu giáo, trẻ mồ côi, cơ nhỡ lại là một vấn đề khác, một thiên chức quan trọng mà Ban TTXH rất quan tâm. Dấn thân trên lĩnh vực này, chẳng những đòi hỏi người thực hiện cần phải có: một cơ sở mặt bằng vừa đủ, một số kinh phí nhất định, một đội ngũ nghiệp vụ chuyên môn mà phải có tấm lòng nhiệt huyết, và có tầm nhìn sâu rộng mới có thể đảm trách công tác TTXH một cách chu toàn…”

DSC_0165.JPG

TT.Thích Quảng Tùng, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo

DSC_0129.JPG
DSC_0121.JPG

Đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo cũng được HT.Thích Đức Nghiệp tuyên dương và ghi nhận những đóng góp thiết thực của Ban TTXH T.Ư và các thành viên trong thời gian qua góp phần vào thành tựu công tác Phật sự của Giáo hội.

Chia sẻ tại hội thảo, HT.Thích Trí Quảng cũng đã lưu ý với đại biểu một số những vấn đề khó khăn thường gặp trong công tác TTXH, quan trọng nhất là Phật sự này phải có được sự đồng thuận của cả Phật giáo và chính quyền địa phương thì công tác TTXH mới có kết quả tốt. Hòa thượng cũng lưu ý trong vấn đề nuôi dạy trẻ cần phải lấy tình thương đặt lên trên tất cả, phải có tâm thái, đứng ở lập trường của trẻ nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt để hành xử cho phù hợp chứ không áp đặt trẻ…  Hòa thượng cũng mong muốn Hội thảo sẽ thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến đóng góp có cả tốt lẫn xấu để công tác TTXH được tốt hơn, đóng góp thiết thực trong công tác Phật sự và an sinh của xã hội.

Sau phần nghi thức hành chánh, hội thảo bắt đầu làm việc, các thành viên BTTXH T.Ư đến từ các tỉnh thành đã trình bày tất cả 10/22 tham luận. Theo đó, các tham luận nhấn mạnh các chủ đề: Phương pháp nuôi dạy trẻ cơ nhỡ tại các cơ sở từ thiện Phật giáo, Tổ chức nuôi dạy trẻ cơ nhỡ tại các tự viện Phật giáo; Chương trình nuôi dạy trẻ mồ côi tại các tự viện Phật giáo; Tổ chức các lớp học tình thương tại các tự viện; Nuôi dạy trẻ với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, doanh nhân; Nuôi dạy trẻ cơ nhỡ với sự hướng dẫn tu tập; Tổ chức nuôi dạy trẻ mẫu giáo tại các cơ sở tự viện…

DSC_0176.JPG

ĐĐ.Thích Minh Nhẫn dẫn chương trình

DSC_0146.JPG

Chủ tọa đoàn

Các tham luận của đại biểu đã thể hiện rất nhiều tâm huyết về công tác TTXH, đã đề xuất với Giáo hội cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện hơn nữa trong các công tác TTXH, cụ thể là đề xuất nên mở trường nuôi dạy trẻ có hệ thống trong tự viện, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực tiến tới thành lập thêm các trung tâm TTXH, trường mẫu giáo, mần non... của Phật giáo trong nuôi dạy nhằm ươm mầm cho thế giới trẻ tương lai.

Tuy là Hội thảo do Ban TTXH T.Ư tổ chức lần đầu tiên nhưng đã kịp thời tạo diễn đàn để các thành viên Ban TTXH T.Ư có cơ hội được đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm trong công tác TTXH.  Nhiều ý kiến cho đây là hội thảo kịp thời, cần thiết để các thành viên nêu lên những nguyện vọng, trao đổi kinh nghiệm trong công tác từ thiện; nêu các điều kiện cần, đủ trong công tác nuôi dạy trẻ tại các trung tâm của Phật giáo, các kinh nghiệm trong quản lý nuôi dạy trẻ mẫu giáo, mầm non, mồ côi, cơ nhỡ cũng như các giải pháp để tránh sai lầm trong việc chăm sóc, nuôi dạy.

Sau gần một ngày làm việc khẩn trương, Ban Tổ chức đúc kết các thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất của đại biểu tại Hội thảo gồm 14 điểm sẽ được Ban TTXH T.Ư đề xuất lên chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, các đóng góp này sẽ được Ban TTXH T.Ư triển khai, thực hiện trong công tác TTXH tại các Ban TTXH tỉnh thành, tự viện để công tác nuôi dạy trẻ mẫu giáo, cơ nhỡ, mồ côi tại các cơ sở Phật giáo được thành tựu tốt nhất.

1__26__722823924.jpg
DSC_0108.JPG

Nhận Bằng tuyên dương công đức của HĐTS

DSC_0112.JPG

Các tập thể và cá nhân nhận Bằng tuyên dương công đức của BTTXH T.Ư

DSC_0128.JPG

TT.Danh Lân trình bày tham luận

DSC_0134.JPG

TT.Tôn Quảng đại diện BTTXH PG An Giang trình bày tham luận

DSC_0162.JPG

HT.Thích Như Niệm, Phó ban Thường trực BTTXH T.Ư

DSC_0148.JPG

Đại diện BTTXH PG TP.Đà Nẵng trình bày tham luận

DSC_0136.JPG

Ni sư TN.Huệ Từ, Phó ban TTXH T.Ư

DSC_0151.JPG

Ni sư TN.Như Minh đại diện BTTXH PG TT-Huế

DSC_0160.JPG

Đại diện BTTXH PG tỉnh Đắc Lắc

DSC_0138.JPG

Đại diện Trung tâm TTXH Phật Quang (Kiên Giang) trình bày tham luận

Đây là hội thảo khoa học trong khuôn khổ chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012) của Ban TTXH T.Ư. Dịp này, Ban TTXH T.Ư cũng đã báo cáo tổng kết công tác Phật sự trong nhiệm kỳ VI, theo đó công tác TTXH đạt được trị giá trên 2.879 tỷ đồng. Với con số đạt được này, với tiềm năng này, TT.Thích Tấn Đạt, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban TTXH T.Ư hy vọng sắp tới Phật giáo không khó để có một công trình lớn nếu các thành viên nhất tâm đồng thuận không chỉ Phật giáo có thể xây dựng những trung tâm TTXH mà có thể tính đến các dự án lớn hơn như xây ký túc xá cho Tăng Ni sinh, xây nhà chung cư xã hội chẳng hạn…

Tại Hội thảo, HĐTS, Ban TTXH T.Ư cũng đã trao tặng Bằng tuyên dương công đức và Bằng công đức cho các tập thể và cá nhân đã đạt được thành tích trong công tác TTXH.

Ban Tổ chức Hội thảo đã đúc kết 14 điểm gồm:

1.Các tổ chức từ thiện và các hoạt động TTXH của Phật giáo cần có sự quản lý chặt chẽ của GHPGVN. Khi thành lập, các cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo, cơ nhỡ, mồ côi tại các cơ sở TTXH PG cần có sự đồng thuận của Giáo hội và phê chuẩn của chính quyền.

2.Giáo hội và Ban TTXH T.Ư cần khuyến khích và tạo điều kiện cho BTTXH tỉnh, thành, các chùa, cá nhân Phật tử có khả năng mở trường tình thương, trường mẫu giáo, trường nuôi dạy trẻ cơ nhỡ trực thuộc Giáo hội quản lý được sự đồng thuận của Nhà nước.

3.Khi lập các cơ sở từ thiện, các trường nói trên thì cần lưu ý bộ máy điều hành và nhân sự quản lý, nhân viên phục vụ phải có năng lực, chuyên môn, cơ sở vật chất hoạt động phải bảo đảo các điều kiện ý tế, môi trường sinh hoạt lành mạnh.

4.Ban TTXH T.Ư cần có kế hoạch chỉ đạo các Ban TTXH tỉnh, thành nên đầu tư mô hình nuôi dạy trẻ mẫu giáo, trẻ cơ nhỡ, mồ côi tại các cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, từ kinh phí hoạt động cho đến phương thức giáo dục vừa theo tinh thần giáo điển của Đức Phật và Pháp luật Nhà nước.

5.Để công tác TTXH hoạt động mang tính chiến lược lâu dài và hiệu quả thiết thực, các đại biểu góp ý với Giáo hội cần có chiến lược đào tạo Tăng Ni chuyên ngành Công tác TTXH, hoặc sớm thành lập trường Sư phạm Phật giáo để đào tạo nhân lực.

6.Ban TTXH T.Ư sớm có  kế hoạch tập trung tổ chức hệ thống đào tạo, nuôi dạy, giáo dục xuyên suốt cho các cháu mầm non, cơ nhỡ, mồ côi trong điều kiện có thể và khả năng của chính mình dưới sự quan tâm hỗ trợ của Giáo hội và các cấp chính quyền.

7.Về phương pháp nuôi dạy trẻ  cơ nhỡ tại các cơ sở từ thiện Phật giáo, Ban TTXH T.Ư cần có ý kiến trực tiếp đến các cơ sở trường lớp về sự phân định giới tính, độ tuổi để hướng dẫn, giảng dạy phù hợp với sự phát triển tâm sinh  lý của các em qua từng lứa tuổi.

8.Ban TTXH T.Ư cần lên kế hoạch, dự án mở các lớp tập huấn sư phạm dài hạn, ngắn hạn cho các Tăng Ni và Phật tử về việc chăm sóc mẫu giáo, trẻ em khuyết tật, cơ nhỡ, trong khi Giáo hội chưa có trường đào tạo cho Tăng Ni và Phật tử chuyên ngành từ thiện.

9.Ban TTXH T.Ư cần liên hệ, phối hợp với các đơn vị tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục đạo đức nhằm các đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách, nhất là định hướng lâu dài cho các trẻ tại các cơ sở.

10.Sớm biên soạn chương trình giảng dạy giáo lý căn bản từ cơ sở cho các độ tuổi mẫu giáo cho đến thanh thiếu niên trong các chương trình tình thương, trường mẫu giáo, trường trẻ em cơ nhỡ trực thuộc Ban TTXH, chương trình phải mang tính thống nhất, đồng bộ xuyên suốt từ T.Ư cho đến các tỉnh thành nhằm định hướng cho các em trưởng thành, sống và làm việc theo tinh thần Phật pháp, phụng đạo xây đời.

11.Tổ chức hoat động, phục hồi  chức năng cho các em khuyết tật, trợ giúp các em hoạt động tự quản trong sinh hoạt, trong học tập phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.

12.Ban TTXH T.Ư cần chủ động tạo nguồn kinh phí bằng phương thức tổ chức dạy nghề cho các em thanh thiếu niên qua việc đầu tư xây dựng các cơ sở làm kinh tế nhỏ, vừa như mở nhà hàng chay, làm hương, xưởng may, xưởng mộc, gian hàng văn hóa phẩm Phật giáo.

13.Phối hợp với chính quyền địa phương  giải quyết  cho các đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở để trở về gia đình, hòa nhập với cộng đồng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đối tượng ổn định cuộc sống.

14.Kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước có cảm tình với Phật giáo, có tín tâm Tam bảo, liên kết với các hội bảo trợ từ thiện nước ngoài như Unicef, Hội America, Hội Ican… để tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động từ thiện.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày