Bế mạc Hội thảo tại Pháp viện Minh Đăng Quang

GNO - Chiều nay, 25-2, tại hội trường chính BTC Hội thảo đã đúc kết và bế mạc hội thảo khoa học, chủ đề “Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập”.  

Quang lâm chứng minh có: HT.Thích Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ; HT.Thích Giác Tường, UV Thường trực HĐCM, chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ; chư tôn Giáo phẩm HĐCM; Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, đồng Trưởng BTC Hội thảo.

1 chieu 5.jpg


Tại hội trường chính - hội thảo chiều 25-2

1 chieu 8.jpg
Tại hội trường phụ

1 chieu 7.jpg
Chư tôn đức và quan khách, Phật tử nghe tham luận tại hội trường phụ

Hội thảo chiều nay với sự chủ tọa của: HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Giáo phẩm Thường trực Hệ phái, Trưởng BTC Đại lễ, chư tôn đức trong HĐTS; đại diện Hệ phái Khất sĩ, Hệ phái Nam tông; Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, đồng Trưởng BTC Hội thảo; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ cùng đại diện chư tôn đức trong  HĐTS; BTS GHPGVN các tỉnh, thành; đại diện cơ quan chức năng; các học giả, nhà nghiên cứu và đông đảo Phật tửu tham dự.

Mở đầu phiên bế mạc toàn thể hội trường nghe bài thơ “Những ngã rẽ triết sử” của HT.Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) ca ngợi sự thành tựu của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam.

1 chieu 4.jpg

IMG_5720.jpg
HT.Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) ca ngợi sự thành tựu của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

IMG_5740.jpg
HT.Thích Giác Toàn phát biểu

HT.Thích Giác Toàn đã thay mặt BTC phát biểu bế mạc, gởi tri ân chư tôn đức Tăng Ni, quý vị quan khách và nam nữ Phật tử. Đồng thời, Hòa thượng cũng đã nhấn mạnh hai điểm là hiện tại chính quyền các cấp tại tỉnh Vĩnh Long , nơi Tổ sư sinh ra, lập đạo và hành đạo sẽ tạo điều kiện để Hệ phái xây dựng lại chốn Tổ, đây là dấu hiệu đáng mừng.

Bên cạnh đó, Hòa thượng cho biết, trong suốt cuộc đời hoằng hóa của Tổ sư, Ngài chưa từng đặt chân đến miền Bắc, nhưng khi sắp vắng bóng thì Tổ lại truyền pháp cho vị đệ tử thứ 5 của mình là HT.Thích Giác Chánh, người  sinh trưởng tại làng Mỗ Lao (Hà Tây - ngày nay là Hà Nội). Từ năm 1956 đến 1962, dưới sự hoàng đạo của trưởng lão đệ nhị Tổ tại các tỉnh miền Trung cho đến ngày hòa bình lập lại thì đã thành lập hơn 250 ngôi tịnh xá và hơn 1.500 Tăng Ni.

1 chieu 3.jpg
1 chieu 1.jpg

Đúc kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, đồng Trưởng BTC đã tổng kết, đây chỉ là một điểm khởi đầu cho việc nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ. Tiến sĩ Tuấn cho rằng đây là một túc duyên mới, đường lối tu khác, đây là tư tưởng khắc khoải trong đường lối tu tập, là tư tưởng dung hòa giữa Nam tông và Bắc tông, là tư tưởng Bát Chánh đạo, điều này được thể hiện trong kiến trúc đặc thù của các ngôi tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ.

“Điều đặc biệt và được chúng tôi đánh giá cao là việc đưa ngôn ngữ  tiếng Việt vào trong việc truyền bá chánh pháp của Đức Từ phụ, sự tham gia xây dựng  GHPGVN của Hệ phái Khất sĩ, là một trong 9 Hệ phái tham gia thành lập Giáo hội. Bên cạnh đó xây dựng, củng cố các Giáo đoàn, thành lập các đạo tràng và tham gia các cấp Giáo hội”, ông Nguyễn Quốc Tuấn nhấn mạnh.

IMG_5774.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, đồng Trưởng BTC đã tổng kết Hội thảo

IMG_5786.jpg
HT.Thích Giác Giới cảm tạ

1 chieu 2.jpg

HT.Thích Giác Giới, Phó Thường trực BTC đã phát biểu cảm tạ tri ân chư tôn đức, quý học giả, nhà nghiên cứu đến từ mọi miền của đất nước.

Sau một ngày làm việc, với 4 nhóm chủ đề chính và 102 tham luận, trong đó 35 tham luận được trình bày tại hai hội trường  chính và phụ, hội thảo đã khép lại trong tinh thần hoan hỷ và hòa hợp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày