Bế mạc Hội thảo "Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn"

Lễ bế mạc Hội thảo "Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn" tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức), chiều 19-10
Lễ bế mạc Hội thảo "Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn" tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức), chiều 19-10
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 19-10, tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã diễn ra phiên bế mạc Hội thảo “Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn” trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN (1989-2024).
Chư tôn giáo phẩm chứng minh

Chư tôn giáo phẩm chứng minh

Quang lâm chứng minh có Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Trưởng ban Tổ chức; cùng chư tôn đức Hội đồng Quản trị Viện, lãnh đạo các Phân viện và Trung tâm trực thuộc; chư tôn đức môn phái tổ đình Tường Vân - Huế; quý học giả, nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước; Tăng Ni sinh các thế hệ của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử tham dự.

Thượng tọa Thích Nhật Từ phát biểu bế mạc

Thượng tọa Thích Nhật Từ phát biểu bế mạc

Phát biểu bế mạc, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học VN cho biết, đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử học thuật Phật giáo Việt Nam. 35 năm qua, từ những ngày đầu thành lập, Viện đã trở thành ngọn đuốc sáng về trí tuệ và tâm linh, đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn, truyền bá và phát triển tư tưởng, giáo dục Phật học tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Chư tôn đức, các nhân sĩ trí thức tham dự

Chư tôn đức, các nhân sĩ trí thức tham dự

Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết thêm, Hội thảo Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu “Sứ mệnh và tầm nhìn” được chia làm 2 phiên có 5 diễn đàn tập trung vào 5 chủ đề gồm: Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà nghiên cứu Phật học; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà giáo dục Phật giáo; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu với sự nghiệp phiên dịch Kinh tạng Pāḷi; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà ngoại giao Phật giáo quốc tế; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Quản trị hành chánh Giáo hội Phật giáo VN, với hơn 80 bài tham luận từ các học giả trí thức.

Mỗi diễn đàn đã quy tụ những chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu Phật học, Triết học, Lịch sử,… tất cả đều đã đóng góp những góc nhìn quý báu về cuộc đời và sự nghiệp của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu. "Các cuộc thảo luận rất sâu sắc, minh triết, là minh chứng cho sự phong phú của học thuật vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng chúng ta.", Thượng tọa Phó Viện trưởng nhận định.

Chư tôn đức Ni tham dự

Chư tôn đức Ni tham dự

Hội thảo đã làm nổi bật những đóng góp quan trọng của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu trong lĩnh vực ngoại giao Phật giáo; là người đã xây dựng cầu nối giữa các cộng đồng Phật giáo tại Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia khác. Ngài được ca ngợi là tấm gương cho các nhà lãnh đạo tôn giáo, với vai trò làm sứ giả của hòa bình và sự hiểu biết.

GS.TS.NGND.Vũ Minh Giang phát biểu

GS.TS.NGND.Vũ Minh Giang phát biểu

Phát biểu tại phiên bế mạc, GS.TS.NGND.Vũ Minh Giang cho biết ông có nhân duyên được diện kiến Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu vào tháng 9-1975, trong chuyến công tác tại Đại học Vạn Hạnh.

“Để đánh giá tổng quan về một nhân vật có mối liên hệ đến Phật giáo là cần làm sáng tỏ vai trò Phật giáo với lịch sử và văn hóa dân tộc. Bởi Phật giáo là phần máu thịt không thể thiếu của văn hóa, nói đến văn hóa Việt Nam không thể không nói đến Phật giáo Việt Nam.", GS.Giang chia sẻ.

GS.Karam Tej Singh Sarao phát biểu

GS.Karam Tej Singh Sarao phát biểu

Còn GS.Karam Tej Singh Sarao, nguyên Trưởng khoa Phật học - Đại học Delhi cho biết khi đang làm luận văn thạc sĩ, ông đã biết đến Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu thông qua luận án tiến sĩ cũng như những tác phẩm có tính học thuật của ngài.

Theo ông, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu không chỉ là nhà Phật học lỗi lạc mà còn là một nhà nghiên cứu, thực hành Phật học đáng để chúng ta tôn vinh và học tập.

Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh ban đạo từ

Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh ban đạo từ

Ban đạo từ, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh cho biết, Phật giáo Việt Nam có đặc điểm là thống nhất các tông phái thành một Giáo hội. Đầu tiên là Giáo hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam như hiện nay. “Những đóng góp của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu về việc dịch thuật các bộ kinh tạng Nikya đã cống hiến to lớn về mặt văn hóa và dịch thuật cũng như thống nhất về mặt giáo dục của hệ tư tưởng các tông phái trong Phật giáo Việt Nam.”, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh nhận định.

Hòa thượng Thích Bửu Chánh phát biểu cảm tạ

Hòa thượng Thích Bửu Chánh phát biểu cảm tạ

Buổi lễ khép lại sau lời phát biểu cảm tạ của Hòa thượng Thích Bửu Chánh, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Dịp này, Viện Nghiên cứu Phật học VN cũng đã trao tặng Bằng công đức cho các tập thể và cá nhân hỗ trợ cho công tác Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện và các hội thảo do Viện tổ chức.

Trao Bằng công đức đến các tập thể và cá nhân

Trao Bằng công đức đến các tập thể và cá nhân

Sáng mai, ngày 20-10, tại pháp viện Minh Đăng Quang sẽ diễn ra Hội thảo "Khám phá những liên kết lịch sử, tâm linh và văn hóa của Phật giáo giữa Ấn Độ và Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Phật học VN phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức.

Hình ảnh Lễ bế mạc Hội thảo "Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn" diễn ra tại pháp viện Minh Đăng Quang, chiều 19-10:

Quang cảnh buổi lễ

Quang cảnh buổi lễ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày