Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ giới

Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ giới

Do bệnh loãng xương chủ  yếu xuất hiện ở nữ giới,  với tỉ lệ 1 nam/ 4 nữ mắc  bệnh, nên người ta có khuynh hướng quên rằng bệnh này cũng không loại trừ ở nam giới. Tuy nhiên, nam giới tương đối ít bị loãng xương hơn nữ giới do khối lượng xương ban đầu của họ cao hơn so với nữ giới. Ở nam giới tình hình lại khác, sự lão hóa xương ở nam giới đặc trưng bởi sự mất xương bên trong ống xương và có sự gia tăng thêm xương, áp xương xung quanh ống xương. Thậm chí người ta quan sát thấy xương nam giới có tuổi còn hơi to ra, thể hiện sức bền cơ học còn tốt, bù trừ được quá trình mất nội xương. Quá trình mất xương đáng kể chỉ gặp ở độ tuổi sau 70. Ở tuổi này, nhiều cụ ông đã “ra đi” vì mắc thêm các bệnh khác như tim mạch, ung thư tiền liệt tuyến, xơ gan… trong khi các cụ bà vẫn còn sống do tuổi thọ cao hơn.

Loãng xương ở nam giới thường xuất phát từ những nguyên nhân đặc biệt cần được nghiên cứu và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh: Loãng xương là căn bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Nguy cơ bị loãng xương một phần do di truyền và một phần do yếu tố môi trường sống gây nên như cách ăn uống, vận động cơ thể… cũng như các hormon. Tất cả các yếu tố này có liên quan đến lượng chất khoáng và chất lượng xương trong cơ thể con người. Trái với những điều người ta vẫn tưởng, hiện tượng xương bị mất chất khoáng thường xảy ra ở nam giới, nhất là khi đã có tuổi. Ngày nay, có đến ¼ trường hợp bị gãy xương đùi có liên quan đến nam giới. Sự giảm sút các hormon, ở mức độ chậm và vừa phải, đi kèm với sự lão hóa có thể đóng vai trò quan trọng, mặc dù các số liệu về vấn đề này còn trong mâu thuẫn.

- Sự giảm sút nội tiết tố nam testosterone có thể dẫn đến hiện tượng mất dần khối lượng xương, nhất là thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng, kém hoạt động về thể lực hoặc suy dinh dưỡng. Thực chất, testosterone có khuynh hướng giảm sút cùng tuổi tác, nhưng diễn ra một cách chậm chạp và không bao giờ bị gián đoạn hoàn toàn để cuối cùng dẫn đến khối lượng xương vẫn có sự mất mát tự nhiên. Một nghiên cứu lâm sàng trên nam giới trên 65 tuổi cho thấy, việc bổ sung canxi 500mg/ngày và 700 IU vitamin D trong vòng ba năm có hiệu quả làm giảm nguy cơ gãy xương đến 46%. Calcium là chất khoáng rất quan trọng không chỉ đối với xương mà còn đối với việc điều hóa hệ thống nội tiết của cơ thể con người.

- Việc sử dụng thuốc  lá, bia rượu… góp phần giảm dần sự sản xuất testosterone, sử dụng nội tiết tố để chữa trị các bệnh lý có liên quan đến gan, tiêu hóa, điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng gây ức chế việc sản xuất testosterone hoặc do dùng Corticoid để điều trị kéo dài. Cortison là loại thuốc được chỉ định trong hầu hết các bệnh do viêm, nhưng luôn là độc tố đối với xương.

Giải pháp điều trị: Chẩn đoán lâm sàng sẽ được tiến hành nhằm phát hiện dấu vết rối loạn nội tiết tố ở tuyến tiền liệt, thường có liên quan đến chức năng của xương. Nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu: đo lượng sắt, canxi, mangan, phốt pho và testosterone. Rối loạn có hay không liên quan đến một chứng bệnh có thể gia tăng nguy cơ gãy nứt xương.

- Tùy từng trường hợp, trước tiên bệnh nhân cần được cải thiện việc điều tiết testosterone, cai thuốc lá hoặc rượu. Nếu sau đó tỷ trọng xương vẫn không thay đổi cần áp dụng phương pháp chuyên trị để cải tạo xương. Loại thuốc Bisphosphonat có tác dụng ngăn chặn sự hủy hoại tự nhiên của xương. Ngoài ra, còn có hai loại thuốc khác là Alendronat và Risedronat cũng có tác dụng điều trị loãng xương cho nam giới, tùy theo sự lựa chọn của bác sĩ dựa trên sự dung nạp  của bệnh nhân.

- Thực hiện chế độ ăn uống nhiều canxi, magne trên nguyên tắc trước khi bù canxi ta bù magne. Cần tiêu thụ tối thiểu chia khẩu phần chế phẩm từ sữa/ngày và bổ sung với nước khoáng có hàm lượng canxi cao. Giữ nhịp độ vận động với các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, quần vợt… Phơi nắng đầu và cánh tay trần mỗi ngày một giờ, vào lúc sáng sớm để giúp cơ thể sản xuất viatmin D.

 - Vận động giúp tạo dự  trữ canxi, tăng sự khéo léo, sức mạnh, sự cân bằng nên ít bị ngã và gãy xương. Ngoài ra, vận động còn bảo vệ xương không bị mất thêm ở nam giới đã bị bệnh loãng xương. Mỗi tuần nên tập nâng tạ ít nhất 3 lần. Chạy hay đi bộ, khiêu vũ hay chơi quần vợt đều tốt, chỉ tránh môn thể thao dễ gây gãy xương. Không uống rượu quá nhiều vì làm giảm tạo xương và giảm hấp thụ canxi. Hạn chế cà phê, không quá 3 ly mỗi ngày. Đặc biệt không hút thuốc lá, vì sẽ tác động đẩy nhanh tiến trình tiêu xương.

Những điều nên và không nên làm khi bị loãng xương:

Cần nên:

- Có chương trình tập thể lực đơn giản, nhẹ như tập thể dục nhịp điệu nhưng nhẹ nhàng, đi bộ theo chỉ định của bác sĩ.

- Nằm ngửa, có kê một gối nhỏ dưới đầu và một gối nhỏ dưới hai đầu gối.

- Ngồi xuống bằng cách khuỵu gối, giữ thẳng lưng.

- Di chuyển cả thân người khi sắp xếp các tủ bếp, phòng tắm…

Không nên:

- Tập những môn thể dục như thể dục nhịp điệu, nhảy dây, chạy bộ. Hoặc các động tác thể dục phải cúi người về phía trước.

- Cúi gập người để mang giày, cột dây giày, nhặt vật gì đó dưới sàn nhà, ngay cả khi đánh răng hoặc rửa mặt.

- Ngồi khi bị đau lưng.

- Cố với tay vặn người không cần thiết trong khi lau nhà, quét nhà, lấy đồ trong tủ…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày