Biến tướng!

GN - Câu chuyện “chú bán đất”, “chú bán nhà” mà Giác Ngộ online đăng ngày 7-2-2014, phản ánh vụ việc ở chùa Đại Giác (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tạm xem là đã “kết thúc có hậu”.

Nói đây là kết thúc có hậu bởi vì may mắn được phản ánh trên báo chí, sau đó, lãnh đạo Giáo hội thành phố đã có tác động, vị trụ trì chùa cho gỡ những tấm bảng to tướng, đề nội dung hướng dẫn để bán đất, bán nhà xa lạ với nếp tâm linh trí tuệ của đạo Phật.

1chu ban 1.jpg
"Chú bán đất" ở chùa Đại Giác - Ảnh: Quang Thảo

Song, ở câu chuyện này, nhiều bạn đọc đã bức xúc, bày tỏ về sự biến tướng của các lễ hội nói chung, nhất là trong khuôn khổ chùa chiền cũng có những sự “tùy thuận” một cách dễ dãi, dẫn tới hiểu nhầm về Phật giáo, đồng hóa với mê tín, dị đoan, xem nhẹ nhân quả mà coi trọng việc cầu đảo.

Có một số người hễ nghe đồn thổi ở đâu linh thiêng, thấy ai làm gì cũng đều tìm tới, bắt chước làm theo. Lẽ nên, nhà chùa là nơi định hướng tâm linh đúng đắn, hướng dẫn số người đó hiểu biết về luật nhân quả trong cuộc sống, không nên “gởi trọn niềm tin” vào một vị thần nào đó, qua sự “dẫn dắt” của “chú” bán đất, bán nhà, gán sự rủi may cho một tấm sớ hay một tấm “chú”, không lo tu tâm dưỡng tánh, làm lành lánh dữ để tạo phước duyên.

Ước mong chư tôn đức Tăng Ni, những người hướng dẫn tâm linh cho người dân có tín ngưỡng Phật giáo có sự quyết liệt của cả một hệ thống, từ Giáo hội đến các cơ sở chùa, tịnh thất, có những biện pháp điều chỉnh, với cơ chế, định hướng rõ ràng, nghiêm túc sẽ tạo ra một sự đồng nhất, nhằm loại bỏ những việc làm không phù hợp với Chánh pháp trong chốn chùa chiền, thay đổi theo hướng tốt đẹp dần.

Phong Châu

.................................

* Tin, bài liên quan:

>> "Chú bán đất, chú bán nhà" là chú gì?
>> Lộn xộn, chưa đẹp ở chùa
>> Đã tháo bỏ "chú bán đất, chú bán nhà"
>> Đừng đổ hết lỗi cho người dân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày