Bình Định: Lễ húy kỵ lần thứ 40 Hòa thượng Thích Tâm Hoàn tại chùa Long Khánh

Lễ húy kỵ lần thứ 40 Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, trụ trì đời thứ 12 tổ đình Long Khánh - Ảnh: Quảng Tiến
Lễ húy kỵ lần thứ 40 Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, trụ trì đời thứ 12 tổ đình Long Khánh - Ảnh: Quảng Tiến
0:00 / 0:00
0:00
GNO -  Chư tôn đức môn phong tổ đình Long Khánh (TP.Quy Nhơn) đã trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 40 Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, trụ trì đời thứ 12 tổ đình Long Khánh vào ngày 17-4 (6-3-Tân Sửu) vừa qua.

Theo đó, Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, thế danh là Nguyễn Hướng, pháp danh Tâm Hoàn, tự Giải Quy, hiệu Huệ Long, thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 43.

Hòa thượng Thích Quảng Xả, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kon Tum tưởng niệm - Ảnh: Quảng Tiến
Hòa thượng Thích Quảng Xả, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kon Tum tưởng niệm - Ảnh: Quảng Tiến

Ngài sinh ngày 12-2-Giáp Tý (1924), tại làng Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình Nho giáo, thân phụ và thân mẫu đều là người phước đức nhân hậu, có lòng kính tín Tam bảo, thường hay đến lễ bái và nghe giảng tại tổ đình Thập Tháp Di Đà.

Năm 1935, khi ngài vừa 12 tuổi, thiện duyên quý báu đưa đến bước ngoặt quan trọng của đời ngài là việc Hòa thượng Giác Tánh vốn là thân hữu của thân phụ, thường hay gặp gỡ trao đổi đạo tình đã tấn dẫn Ngài bước vào con đường tu Phật. Được sự chấp thuận của hai đấng sinh thành, ngài đã đến tổ đình Long Khánh, cầu đạo xuất gia với Hòa thượng Chánh Nhơn (húy Trừng Chấn).

Năm 1941, ngài được Hòa thượng Bổn sư gởi đến học tại Phật học đường Báo Quốc -Huế. Thời gian này, ngài được sự tận tình dạy dỗ của chư tôn đức giáo thọ nổi tiếng, trong đó có ngài Đốc giáo Trí Độ và bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám, là hai vị đang nỗ lực đào tạo Tăng tài cho công cuộc chấn hưng Phật giáo. Cùng khóa được đào tạo với ngài có quý Hòa thượng Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Thiện Siêu, Trí Nghiêm, Trí Thành...

Năm 1944, lúc 20 tuổi, ngài thọ Cụ túc giới tại tổ đình Hưng Khánh.

Năm 1945, ngài trở lại quê nhà. Do điều kiện đất nước đang dồn tâm lực vào việc chống ngoại xâm, ngài đã tham gia phong trào Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bình Định với tư cách thành viên sáng lập. Từ năm 1945 đến 1954, ngài liên tục dấn thân vào công việc cứu nước bên cạnh sự nghiệp hoằng hóa.

Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, cùng chư tôn đức môn phong tổ đình Long Khánh thành kính tưởng niệm - Ảnh: Quảng Tiến

Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, cùng chư tôn đức môn phong tổ đình Long Khánh thành kính tưởng niệm - Ảnh: Quảng Tiến

Năm 1954, sau khi đất nước bị chia đôi, ngài được cử giữ chức Phó Hội trưởng Hội Phật học Trung phần. Năm 1959, ngài lại được bầu vào chức Phó hội trưởng Hội Phật giáo tỉnh Bình Định.Năm Quý Mão (1963), cũng như nhiều chư vị khác, dưới sự lãnh đạo của Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, ngài đã dấn thân tích cực cùng toàn thể Phật giáo đồ cả nước làm nên trang sử đẹp Phật thời bấy giờ.

Năm1964, ngài được Đại hội toàn tỉnh suy cử chức Phó Đại diện Giáo hội tỉnh Bình Định.

Năm 1947, ngài đảm nhận trọng trách Giáo thọ các Phật học đường Thập Tháp (An Nhơn), Thiên Đức (Tuy Phước)... Từ năm 1956 đến năm 1957, Phó Giám đốc Phật học đường Nha Trang. Năm 1960, Phó Đốc giáo Phật học viện Nguyên Thiều. Sau năm 1963, là Phó Giám viện và Giáo thọ tại hai Phật học viện Phước Huệ và Tổ đình Thập Tháp. Năm 1968, làm hóa chủ Đại giới đàn Bình Định tại tổ đình Long Khánh. Năm 1973, là chánh chủ khảo Đại giới đàn Phước Huệ tại Nha Trang. Năm 1976 là giáo thọ tại Đại giới đàn chùa Hưng Long, Bình Định.

Khóa lễ khai kinh tưởng niệm - Ảnh: Quảng Tiến

Khóa lễ khai kinh tưởng niệm - Ảnh: Quảng Tiến

Về mặt truyền pháp độ sinh, đệ tử của ngài phần lớn đều được gởi đi tu học và xuất thân từ các Phật học đường danh tiếng, nhiều vị đã trở thành giảng sư lỗi lạc, đang tiếp tục con đường hoằng hóa của ngài.

Sau hơn năm mươi năm sống giữa trần hành đạo, ngài đã an nhiên thị tịch vào lúc 5 giờ sáng, ngày mùng 7-3-Tân Dậu (1981) tại tổ đình Long Khánh, thành phố Quy Nhơn. Hưởng thọ 58 tuổi đời, 38 tuổi đạo.

Bảo tháp Hòa thượng Thích Tâm Hoàn tại chùa Long Khánh, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Ảnh: Quảng Tiến

Bảo tháp Hòa thượng Thích Tâm Hoàn tại chùa Long Khánh, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Ảnh: Quảng Tiến

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày