Bổ sung nhiều vitamin D gây tác dụng phụ?

Hiếm khi bị tác dụng phụ khi bổ sung lượng lớn vitamin D - Ảnh minh họa
Hiếm khi bị tác dụng phụ khi bổ sung lượng lớn vitamin D - Ảnh minh họa

GNO - Tại Hoa Kỳ ngày càng nhiều người dùng bổ sung vitamin D và quan ngại về các tác dụng phụ do bổ sung nhiều vitamin D cũng trở nên phổ biến hơn. Qua một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia khẳng định hiếm khi bị tác dụng phụ khi bổ sung lượng lớn vitamin D.

Các nhà nghiên cứu phân tích thông tin từ hơn 20.000 xét nghiệm máu của người sử dụng bổ sung vitamin D tham gia nghiên cứu ở khu vực Rochester, Minnesota và vùng phụ cận trong 10 năm. Nghiên cứu quan sát mức độ bổ sung vitamin D với liều cao, được tính là trên 50 ng/mL (mức bổ sung vitamin D thông thường là từ 20-50 ng/mL).

Theo nghiên cứu, có 8% người dùng vitamin D trên mức 50 ng/mL, 0,6% dùng với lượng cao hơn (hơn 80 ng/mL) và 0,2% dùng trên 100 ng/mL.

Theo đó, số người dùng vitamin D liều cao tăng một cách đáng kể trong thời gian nghiên cứu, từ 9/100.000 người năm 2002 lên 233/100.000 người năm 2011 dù có được bác sĩ kê toa hay không.

Dù vậy, xét nghiệm không biểu hiện mức calci trong máu cao (có thể gây ra tình trạng ốm yếu, nôn mửa hoặc bất ổn cho thận) - tác dụng phụ lớn nhất của mức độ vitamin D cao, dù dùng bổ sung vitamin D liều lớn.

Trong nghiên cứu 10 năm này, chỉ có 4 ca có mức calci trong máu cao do dùng nhiều vitamin D, 3 trong số đó rất nhẹ và hầu như không có triệu chứng gì (chỉ thấy mức calci trong máu cao qua xét nghiệm máu).

Chỉ có duy nhất một ca bị nhiễm độc do vitamin D là một phụ nữ 51 tuổi với mức vitamin D là 364 ng/mL. Người này dùng khoảng 50.000 đơn vị (IU) vitamin D mỗi ngày trong 3 tháng, đã đến gặp bác sĩ do giảm cân, nôn mửa, sau đó là ảnh hưởng chức năng thận.

Mức bổ sung vitamin khuyến nghị là 4.000 IU mỗi ngày. Nghiên cứu này được đăng trên số tháng 5, Tạp chí Mayo Clinic Proceedings.

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày