Bốn ngôi trường Phật học nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng

Trong khi Phật giáo Tây Tạng phát triển ngày càng mạnh và phổ biến ở Tây Phương thì nhiều người vẫn chưa biết rằng ở Tây Tạng có những trường Phật học mang những nét rất riêng và đặc trưng với những phương thức giảng dạy và thực tập rất độc đáo. Sau đây là lược sử của 4 trường Phật học danh tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng:

Trường Phật học Nyingma hay còn được gọi là trường Nyingmapa ( Nyingmapa nghĩa là “trường cổ xưa”) là trường Phật học cổ xưa nhất tại Tây Tạng. Ngôi trường này  trực tiếp giảng dạy giáo lý của “bậc thầy nguyên thủy” Padmasambhava. Theo truyền thuyết kể lại thì chính bậc đạo sư  Padmasambhava mang đạo Phật từ Ấn Độ đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ VIII. Có nhiều dòng truyền thừa trong trường  phái Nyingmapa như: du tăng và tu viện, độc thân hoặc sống đời sống có gia đình. Trường Phật học Nyingma được biết như trường Phật học lớn thứ 2 ở Tây Tạng.

tibet 1.jpg

Các tu sĩ lạt ma của trường Phật học Nyingmapa

Mặc dù phương thức tu tập khác với các dòng truyền thừa khác ở Tây Tạng nhưng trường Ningmapa vẫn thực tập căn bản dựa trên chú nguyện mantra và giáo lý Vajrayana. Đây là điều rõ ràng của cả 4 trường Phật học mặc dù mỗi trường có cách hiểu khác nhau về giáo lý Vajrayana có mối liên hệ tới Đại thừa (Mahayana). Nghi thức truyền thừa từ một vị đạo sư mang tính bí mật là điều bắt buộc. Điều này cũng giống như sự bắt buộc thực tập thiền Kriya (năng lực tỉnh thức) mà ta bắt gặp ở những giáo lý của bậc tu sĩ yogic cũng như trong rất nhiều hình thức tương tự trong truyền thống Hindu giáo - Ấn Độ. Ngoài ra người ta còn tìm thấy giáo lý “ Dzogechen” hay “ Sự hoàn thiện vĩ đại” trong truyền thống tu tập của trường này nửa.

tibet 2.jpg

Trường Phật học Kagyupa

Trường Phật học lớn thứ ba ở Tây Tạng được thành lập vào thế kỷ thứ XI với tên gọi là Kagupa hay còn được biết đến với tên “ Trường truyền miệng”. Ngôi trường này có nguồn gốc từ Marpa – một người làm nhiệm vụ phiên dịch đi chu du khắp Ấn Độ để tìm cầu giáo lý từ bậc đạo sư Naropa danh tiếng. Ông đã mang rất nhiều kinh văn về Tây Tạng. Đệ tử nổi tiếng nhất của Marpa là Milarepa, tác giả của “ Những bài ca Milarepa” và những bản văn nghi lễ Đại thừa.

Đúng với cái tên của nó, trường Kagyupa đặc biệt chú trọng vào sự truyền thừa bằng miệng đến đệ tử. Trường này còn sử dụng các phương pháp thực tập thiền và mật chú nghiêm ngặt khác. Từ dòng truyền thừa này đến dòng truyền thừa khác người ta còn thấy việc sử dụng nghi lễ như một sự truyền Pháp bí mật . Trong số những dòng truyền thừa còn sót lại của trường Kagyu thì dòng Karma Kagu đứng đầu và được gọi tắt là Karmapa.Tuy nhiên nó vẫn còn đang trong sự tranh cãi về tính đại diện của nó.

Một trong những trường hình thành hồi thế kỷ 11 là trường Sakya- trường nhỏ nhất trong 4 trường Phật học danh tiếng của Tây Tạng -với tên ban đầu là Tu viện Gray Earth miền Nam Tây Tạng. Sáng lập trường Phật học Sakya là bậc đạo sư Drogmi. Giống như đạo sư Naropa và nhiều vị thầy khác tại Đại học Vikramashila (Ấn Độ) giáo lý của trường Sakya nhấn mạnh vào sự thông tuệ và logic Phật giáo. So với những trường Phật học khác ở Tây Tạng thì việc thực tập của tăng sinh Phật học Sakya có phần hướng đến các cấp độ cao hơn mặc dù sự truyền thừa bí mật và thực tập chú nguyện vẫn là trọng điểm. Giáo lý cốt lõi của trường là giáo lý của bậc đạo sư Lamdre dựa trên những bài chú nguyện Hevajra.

tibet 3.jpg

Trường Phật học Sakya

Ngôi trường Phật học mới nhất và rộng nhất là trường Gelugpa ( ngôi trường của đạo đức). Được thành lập vào thế kỷ thứ XIV bởi bậc đạo sư Tsongkhap (1357-1419) người muốn thiết lập một lề lối tu viện nghiêm khắt đặc biệt nhấn mạnh vào đời sống phạm hạnh và tiết độ trong việc ăn uống. Trường Phật học Gelugpa sử dụng những phương thức thực tập thiền Vajrayana và duy trì mối liên hệ giữa trò và các vị giáo chủ tiền nhiệm. Mặc dù cả 4 trường đều tập trung vào giáo lý đại thừa về lòng từ bi và hành nguyện của Bồ tát nhưng tu học theo giáo lý đại thừa cốt lõi nhất vẫn là trường Gelugpa.
 Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại có vị thế quan trọng trong truyền thống Gelugpa mặc dù vị lãnh đạo tinh thần chính thức là đạo sư Ganden Tripa. Sự xung đột giữa các trường Phật học Tây Tạng trong khoảng thế kỷ XIV, XV thì trường Phật học Gelugpa nhanh chóng nổi lên và ngày càng được biết đến rộng rãi.

tibet 4.jpg

Trường Phật học Gelugpa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày