Huy động chư Ni, Phật tử cùng chung tay gói bánh chưng cho ngày Tết
Chư Ni và Phật tử cùng hoan hỷ thực hiện các công đoạn từ đãi đỗ, vo gạo cho đến luộc bánh.
Đối với người Việt Nam, Tết không thể nào thiếu hồn dân tộc với bánh chưng truyền thống.
Không chỉ ở chùa, mỗi nhà, nhất là ngoài Bắc - bánh chưng xanh vẫn xuất hiện trên bàn thờ, trong mâm cơm ngày đầu năm mới, như nhịp cầu nối con cháu với tiên tổ, như thông điệp tỏ bày hồn quê, như sợi tình gắn người với người càng thêm bền chặt.
Vo nếp - chuẩn bị nguyên liệu gọi bánh chưng. Gạo nếp được
chư Ni trong chùa vo kỹ, dội nước cho sạch, để ráo, xóc muối đều
Những viên đậu xanh được đãi sạch vỏ, nấu chín với ít muối, giã nhỏ mịn,
nắm thành từng nắm. Nhân bánh chưng chay làm bằng đỗ xanh, vàng thơm, bổ dưỡng
Lá dong gói bánh chưng
Mỗi người một khung bánh để gói cho thiệt vuông vứt
Chư Ni và Phật tử khéo tay và làm việc trong chánh niệm nên bánh còn có... hương thiền. Những chiếc khuôn bánh chưng sau khi xếp lá sẽ được cho 1 bát ăn cơm gạo dàn mỏng, đều rồi tiếp tục cho phần đậu vào, phủ gạo nốt lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt (hoặc dây) chéo chữ thập
Thành phẩm là chiếc bánh chưng như thế này
Có niềm hoan hỷ gửi vào trong từng chiếc bánh dâng cúng Phật và đãi Phật tử về chùa
Sư cô Thích nữ Huệ Đức - trụ trì tu viện cùng tham gia chấp tác với đại chúng
Bánh gói kín, vuông, đều, đẹp, rền. Khi bóc, bánh có
màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, hạt tiêu, vị vừa ăn
Bánh được gói một cách cẩn thận, gói xong cho bánh vào nồi có lót lá dong ở đáy nồi,
đổ ngập nước, đun lửa to đều. Cạn nước, đổ thêm nước sôi vào để giữ bánh luôn ngập nước
Bánh được chùa nấu khoảng 8- 10 giờ. Vớt ra nhúng vào nước lã rồi nén chặt 8- 10 giờ cho bánh rền
Vũ Giang thực hiện