Cả đời người đi làm việc thiện

Tính đến nay là gần 80 năm gắn bó với cửa chùa. Suốt cả cuộc đời sư thầy sống, cống hiến để làm tròn lời tâm nguyện trước cửa Phật, đó chính là sự sẻ vơi bớt khó khăn, vất vả cho những người nghèo, những người có mảnh đời kém may mắn.

Đó chính là Sư thầy Thích Đàm Ánh – Trụ trì chùa Phụng Thánh (Đống Đa – Hà Nội)

Lời ước nguyện nơi cửa phật

Sư thầy sinh năm 1924 tại thành phố Bắc Giang. Khi chưa đầy 3 tháng tuổi, thì đã có tới 3 lần chết đi sống lại. Bố mẹ chia tay, bà ngoại của sư thầy đưa về nhà nuôi. Năm lên 6 tuổi, sư thầy bị mẹ ăn cắp bán lên Lạng Sơn để đổi lấy 1 đồng bạc. Loay hoay mãi sư thầy mới trốn  được và tự tìm đường về nhà với bà ngoại. Năm 10 tuổi, thầy được đưa đến gửi vào nơi cửa Phật. Khi hỏi nguyên nhân sư thầy và nơi cửa phật sớm thì  tâm sự: “Ngày còn nhỏ thường hay ốm lại khó nuôi nên thầy tướng khuyên Bà ngoại là cho cháu đi tu thì mới khoẻ mạnh được. Thương cháu, nhưng bà đành phải cho gửi tôi vào nương nhờ nơi cửa Phật. Vậy là cơ duyên cũng bắt đầu từ đó..”. Ngày ấy, đời sống còn nghèo lắm thế nên cuộc sống của những người tu hành lại càng nghèo khó. Một năm chỉ được phát 2 cái áo, 1 cái quần, nên quần áo cứ vá chằng vá đụp. Thêm vào đó, cơm không đủ no, nên phải thường xuyên ăn cơm độn ngô, độn sắn. Nhiều đêm đói quá mà không ngủ được, chú tiểu Ánh phải dạy ăn vụng bát cà muối, uống bát nước lã để qua cơn đói. Những khi trời rét, không có áo ấm, không có chăn ấm, chú tiểu phải đắp chiếu để qua cơn lạnh. Trong một lần đói quá không chịu được, chú tiểu đứng trước của Phật mà nguyện rằng: “Phật phù hộ cho con, lớn lên con có bát cơm con ăn, áo ấm con mặc, có chăn con đắp, con nguyện sẽ mang tiền đi giúp đỡ người nghèo”. Lời nguyện ấy đã đi theo sư thầy suốt cả cuộc đời.

Sư thầy Thích Đàm Ánh
Sư thầy Thích Đàm Ánh

Khuôn mặt của Sư thầy có nhiều nếp nhăn hơn. Nhưng dường như mỗi nếp nhăn là một lần thầy lo cho thiên hạ, Lời nguyện ấy vừa là lời hứa vừa là ước muốn cao nhất của vị sư thầy cả đời không màng tới hạnh phúc riêng tư. Mỗi khi có được bát cơm trắng hay có chiếc áo lành, sư thầy lại càng thấm thía nỗi cơ hàn của người có hoàn cảnh éo le, khắc khổ đang chới với giữa vòng xoáy của cuộc đời

Cả đời thực hiện lời nguyện…

Lời ước nguyện từ thủa thơ bé đã trở thành mục đích sống duy nhất của sư thầy. Sư thầy từng phiêu dạt từ nhiều ngôi chùa, làm nhiều công việc để giúp đỡ người nghèo, năm 1974 sư thầy về làm trụ trì tại chùa Phụng Thánh (Đống Đa, Hà Nội). Đây là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, ở nơi đây đã từng trở thành nơi nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng. Từ đó, ngôi chùa không chỉ là nơi giáo dục tâm linh mà còn là nơi mà sư thầy và nhiều tăng ni phật tử  khuyến khích tăng gia sản xuất, tạo ra của cải vật chất thực hiện công tác xã hội. Những sản phẩm như chè sen, chè nhài, tương, cỗ chay đã “vang” cả một vùng. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở  nơi khác cất công tới tìm mua, các sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu. Cỗ chay ở chùa Phụng Thánh được coi là đệ nhất cỗ chay đất Hà thành. Vào những ngày Rằm và mồng một, khách ra vào đông nườm nượp.

Dù ở tuổi xưa nay hiếm nhưng sư thầy rất tinh tường
Dù ở tuổi xưa nay hiếm nhưng sư thầy rất tinh tường

Tuy đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng sư thầy vẫn rất tinh tường lắm. Sư thầy tự tay ngồi nhặt tâm sen, gói chè và tận tình xuống bếp chỉ dẫn cho mọi người làm cỗ. Toàn bộ số tiền thu được đều dành làm từ thiện, giúp đỡ trại phong, trung tâm nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi, người tàn tật hoặc ủng hộ những nơi có đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn. Từ cơn bão Chanchu đến lũ quét Văn Chấn, Bát Xát (Lào Cai),… Nơi đâu có thương đau, có đói nghèo đều có mặt cụ. Không chỉ tặng tiền, sư thầy còn xây nhà căn nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, tặng bò cho các nghĩa trang liệt sỹ Quảng Trị. Sư thầy tâm sự: “Tiền thì tặng  bao nhiêu cũng hết, nhưng tặng bò thì dùng để tăng gia sản xuất, đến bây giờ,  đàn bò sinh sôi nhiều lắm”. Sư thầy ước tính, một  năm làm từ thiện khoảng 500 – 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, sư thầy còn kết hợp với Hội Chữ thập đỏ đến tận nơi trao cho người dân.

Trước khi tiễn khách ra về, sư thầy cười một cách nhân từ nói: “Danh lợi cũng như mùi thơm nén hương, hương hết thì mùi thơm cũng mất. Chỉ có cái tâm là mãi mãi tỏa sáng”./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày