Cảnh giác hiện tượng lạm xưng phóng viên Báo Giác Ngộ

Báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM được thành lập năm 1975, trụ sở tòa soạn tại số 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM từ cuối năm 1975 cho tới nay.
Báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM được thành lập năm 1975, trụ sở tòa soạn tại số 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM từ cuối năm 1975 cho tới nay.
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tòa soạn nhận được phản ánh từ một số cơ quan chức năng cho biết có một số người xưng là phóng viên, “người của Báo Giác Ngộ”, tuy nhiên có những hành vi không phù hợp và ứng xử thiếu chuẩn mực.

Qua xác minh, được biết có một số người tự làm thẻ tương tự thẻ của báo cấp cho cộng tác viên, phóng viên Báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM.

Do đó, thông tin chính thức từ tòa soạn, để tránh những ngộ nhận, khi có người xưng là phóng viên Báo Giác Ngộ đến tác nghiệp, liên hệ công tác, quý cơ quan, đơn vị, chư Tăng Ni và Phật tử cần phải yêu cầu trình các giấy tờ:

(1) Thẻ Nhà báo (đơn vị công tác: Báo Giác Ngộ) do Bộ Thông tin và truyền thông cấp;

(2) Thẻ phóng viên/ Cộng tác viên/ Nhân viên do Báo Giác Ngộ cấp (có hình ảnh người sử dụng và chức danh cụ thể, có đóng dấu giáp lai nơi chân dung của người được cấp);

(3) Giấy công tác/ Giấy giới thiệu do Tổng Biên tập/ Phó Tổng Biên tập hoặc Thư ký tòa soạn thay mặt Ban Biên tập Báo Giác Ngộ ký tên và đóng dấu, ghi cụ thể mục đích liên hệ công tác.

Tất cả thẻ, giấy trên đều ghi thời gian và lưu ý thời gian còn hiệu lực.

Trường hợp cần phản ánh, xin liên lạc tòa soạn theo các số điện thoại (028) 3930 3120 - 3930 4784 - 3930 0675, Email: onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, hoặc inbox Fb Báo Giác Ngộ. Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiều, phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Năm thứ báu khó có được ở đời

Năm thứ báu khó có được ở đời

GNO - Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời. Thậm chí Thế Tôn còn ví họ như “chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy”.
Đức Dalai Lama thứ XIV

Hãy xem mình là khách viễn du

GNO - Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu sĩ Phật giáo, sẽ chỉ còn là ký ức. Thật vậy, chưa chắc rằng người đang đọc những dòng chữ này, sẽ còn có mặt một thế kỷ sau. Thời gian trôi qua bất chấp.

Thông tin hàng ngày