Chi Bảo: "Ta thấy đẹp thì người sẽ đẹp trong tim ta"

Diễn viên, doanh nhân Chi Bảo. Ảnh: Nguyễn Hiển
Diễn viên, doanh nhân Chi Bảo. Ảnh: Nguyễn Hiển
Khi nhìn một người, người ta xấu hay tốt là do cách nghĩ của người nhìn. Nhiều người nhận xét một người nào đó là xấu, nhưng ta thấy đẹp, thì họ đẹp trong mắt ta", diễn viên Chi Bảo.

Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phù phiếm và nhiều thị phi, diễn viên Chi Bảo theo đuổi việc học thiền nhiều năm để cân bằng lại mình. Vì thế cũng dễ hiểu khi nam diễn viên này tham gia khá nhiều hoạt động cộng đồng về từ thiện, nghệ thuật sống...

Gần nhất, anh vừa tham dự cuộc tọa đàm Giao tiếp bằng trái tim với tư cách diễn giả, chia sẻ về việc chuyển hóa cảm xúc để đạt được những mối quan hệ hài hòa trong cuộc sống.

Hoa hậu đẹp nhưng không đẹp bằng vợ mình

- Giao tiếp bằng trái tim là thế nào? Tại sao chúng ta phải giao tiếp bằng trái tim, thưa anh?

- Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải giao tiếp với những người xung quanh mình, bằng cử chỉ, hành động, bằng mắt, lời nói và bằng trái tim. Muốn hiểu người khác, muốn yêu thương người khác, trước hết phải hiểu và yêu thương bản thân mình.

Khi nhìn một người, người ta xấu hay tốt là do cách nghĩ của người nhìn. Nhiều người nhận xét một người nào đó là xấu, nhưng ta thấy đẹp, thì họ đẹp trong mắt ta. Và ngược lại, có thể ta thấy xấu nhưng mọi người khen đẹp. Như hoa hậu, nhiều người cho là đẹp nhưng không đẹp bằng vợ mình!

Con người hiện đại sống trong những ngôi nhà cách nhau bằng bê tông cốt thép. Bức tường ngăn cách lòng người cũng thế, càng ngày càng cao lên theo lòng tham và sự ích kỷ của mình.

Bức tường ngăn cách trong lòng người được xây dựng bằng chất liệu "lấy mình làm trung tâm của vũ trụ" nên từ đó, mọi người không còn thẳng thắn nhìn vào lòng nhau được nữa.

- Bận rộn với công việc diễn xuất của một diễn viên và kinh doanh của một doanh nhân, anh giao tiếp với mọi người bằng cách này ở cả hai vai trò thế nào?

- Khi mình cho đi một thứ gì đó, thì nên cho cái người ta cần chứ không cho cái mình có, khi cho thì xem thử bản thân mình có vụ lợi hay không, có đòi hỏi gì không. Cho là phải cho từ tâm, xuất phát từ lòng mong muốn của mình.

- Nhưng với một doanh nhân, việc kinh doanh, kiếm tiền rất quan trọng, làm sao để anh giao tiếp bằng trái tim, làm sao để cho đi, cho bằng trái tim trong hợp đồng làm ăn?

- Một doanh nghiệp khi cho thì phải tìm hiểu chữ cho, ở đây cho chưa chắc đã là cho không, có khi lại nhận được rất nhiều.

Cho bằng cách dùng thủ đoạn, dùng mọi mánh khóe để lấy của người khác và mang đi cho, đó không phải là cho. Sống bằng tình thương mà bị stress thì nên coi lại, muốn cho thì mình cần phải có cái để cho, không phải tìm mọi cách để có nó.

Bất cứ một hành động cho nào miễn cưỡng, không thấy hạnh phúc, thì đó không phải là cho, chỉ là đòi hỏi.

Chẳng lẽ bỏ qua người có trái tim không bao dung?

Giao tiếp bằng trái tim sẽ giúp ta luôn biết cách dùng thiện ý ấm áp tình người để quan tâm, đối thoại với người khác nhằm cùng xây dựng mối quan hệ hài hòa, vui vẻ.

Trong quan hệ con người, chỉ cần chúng ta biết tôn trọng, quan tâm đến người khác, hiểu và tha thứ cho những lỗi lầm họ phạm phải với lòng từ bi và sự khoan dung, độ lượng, gỡ bỏ bức tường ngăn cách trong lòng, thì con người sẽ ngày càng xích gần nhau hơn.

- Quá trình ứng dụng cách giao tiếp đặc biệt đó vào đời sống, công việc, anh gặp khó khăn gì?

- Kinh doanh chỉ là một phần của cuộc sống, 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Nếu trong 8 giờ đó ta có thái độ cư xử và lối sống tốt thì nó ảnh hưởng tới 16 giờ còn lại của một ngày.

Không thể đối xử với cấp dưới, đối tác, đồng nghiệp, gia đình bằng những thái độ khác nhau, như ở cơ quan thì vui vẻ, hòa đồng, về nhà lại khó chịu.

Sống là phải biết quan sát, quan sát để hiểu mọi người xung quanh và hiểu mình là ai, đóng vai trò gì. Mỗi buổi sáng, khi bạn bước vào cơ quan làm việc của mình, bạn gặp người cấp dưới, nụ cười của bạn khác so với cười với đồng nghiệp và với cấp trên.

- Muốn giao tiếp bằng trái tim, trước hết người đó phải có trái tim bao dung, mà xã hội hiện nay ít người có trái tim nguyên chất như vậy?

- Chúng ta muốn tìm trái tim bao dung, rộng lượng. Nhưng trong cuộc sống này có quá nhiều người, người có trái tim nhỏ, người có trái tim lớn. Không lẽ lấy trái tim lớn bỏ trái tim nhỏ? Lớn hay nhỏ không quan trọng, nếu nó nhỏ thì cố gắng làm lớn lên, nếu lớn thì người mang trái tim đó thật may mắn.

Chúng ta nên quý trọng cái chúng ta đang có, đừng mong đợi cái xa xôi, chạy theo các ước vọng mà đánh mất hiện tại. Đừng nên nghĩ nhiều về quá khứ, nếu quá khứ là tốt đẹp, giúp cho cuộc sống hiện tại có thêm niềm tin để bước tiếp, thì đó không phải là tìm về quá khứ.

Chúng ta mơ ước, đặt mục tiêu trong tương lai để làm động lực phát triển bản thân không phải là mơ ước xa vời rồi bỏ quên hiện tại.

images2016687_dscf4364_jpg.jpg

 HT Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam:  "Con người hiện đại ngày càng đố kỵ, rụt rè, ghen tuông, vị kỷ".

Trong bài Lời khuyên từ một vị thầy, giảng Phật pháp bằng văn phong thật giản dị đăng trên một tờ báo Đức, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết:

“Kết quả của một cuộc thăm dò cho thấy, phần lớn mọi người đang chịu cảnh sống cô đơn. Một phần tư số người đã trưởng thành thú nhận, trong vòng hai tuần trước khi họ được thăm dò ý kiến, họ đang trải qua thời gian thật buồn tẻ một mình.

Cảm giác này ngày càng lớn dần trong ngay cả những người còn rất trẻ…

Có hàng ngàn người qua lại trong các thành phố, nhưng ít ai dành cho nhau một ánh mắt thân thiện, trìu mến. Mà nếu có ngước mắt nhìn nhau cũng không tặng nhau một nụ cười nhỏ. Mọi người đều có vẻ như “bận lắm”, “có hẹn”, “không có thì giờ”... Trong xe lửa, ngồi cạnh nhau hàng tiếng đồng hồ mà không một lần mở môi nói chuyện cùng nhau. Đúng là điều bất thường. Điều đó cho thấy con người
đang tiến gần đến sự cô đơn…”.

Điều đó không chỉ đúng cho xã hội ở các nước công nghiệp Tây phương, mà đã thấp thoáng ở nước ta, nhất là ở tại thành phố sôi động này.

Con người hiện đại với những áp lực mưu sinh, trên căn bản cơ cấu xã hội có những chuyển biến cơ bản. Đặc biệt, quan niệm về gia đình truyền thống, cộng đồng làng xã đã thay đổi sâu sắc, cộng với sự phát triển về mạng internet toàn cầu, cùng với tính ích kỷ và quan niệm tự ngã trung tâm vốn có trong mỗi chúng sinh, nên dường như sự cách biệt giữa các cá nhân, tình thân giữa các thành viên trong gia đình, xóm giềng không được mặn mà.

Trong lúc đó, các điều tra xã hội học cho thấy, con người trong xã hội hiện đại ngày càng đố kỵ, rụt rè, ghen tuông, nhiều vị kỷ hơn.

Như vậy, con người hiện đại dường như càng khó khăn hơn trong mục tiêu cứu cánh của cuộc sống là sống có hạnh phúc, an lạc, thảnh thơi.

Giá trị hạnh phúc bị lệ thuộc vào quá nhiều thứ, quá nhiều phương tiện bên ngoài, lại bị cản trở bởi các tâm lý tiêu cực bên trong. Đó là các phiền não sinh ra bởi lòng tham quá độ, từ ảo tưởng tự ngã trung tâm, mình là trung tâm của… vũ trụ, của chấp thủ, định kiến sai lầm, chấp rằng thân tứ đại này là của tôi, của cải này là của tôi, danh tiếng này là của tôi...

Con người không nhận thấy được rằng: cuộc sống là vô thường, không có một tự ngã nào, tất cả chỉ là giả hợp, nói như vua Trần Thái Tông cách đây 13 thế kỷ là "Đời người huyễn mộng"...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày