Chư Thánh tử đạo, Tăng Ni, Phật tử...

...đã hy sinh bảo vệ Chánh pháp, phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo năm 1963

le-tuong-niem-16_jpg.jpg

Lễ tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức và
chư Thánh tử đạo tại chùa Từ Đàm, hôm qua, 29-5

GN - Đó là những vị phát nguyện tự thiêu, có người bị thảm sát tại Huế, Sài Gòn, xin được trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

1. Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Sài Gòn ngày 11-6-1963 (20-4 nhuần Quý Mão).

2. Đại đức Thích Nguyên Hương tự thiêu tại Công trường Chiến sĩ, Phan Thiết, ngày 4-8-1963.

3. Đại đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu tại chùa Phước Duyên, Huế, ngày 13-8-1963.

4. Sư cô Thích nữ Diệu Quang tự thiêu tại Ninh Hòa, Khánh Hòa, ngày 15-8-1963.

5. Thượng tọa Thích Tiêu Diêu tự thiêu tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 16-8-1963.

6. Phật tử Hồng Thể tự thiêu sau chùa Phước Lâm, Vũng Tàu, ngày 29-9-1963.

7. Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu tại chợ Bến Thành, ngồi kiết-già trước cổng Trường Diên Hồng, Sài Gòn, ngày 5-10-1963.

 8. Đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu tại Công trường Hòa Bình (trước nhà thờ Đức Bà), Sài Gòn, ngày 27-10-1963.

9. Phật tử Tâm Đồng - Đặng Văn Công.

10. Phật tử Tâm Thuận - Trần Thị Phước Trị.

11. Phật tử Tâm Thanh - Nguyễn Thị Yến.

12. Phật tử Tâm Tôn - Huyền Tôn Nữ Tuyết Hòa.

13.  Phật tử Tâm Hiển - Lê Thị Kim Anh.

14.  Phật tử Tâm Thành - Dương Viết Đạt.

15.  Phật tử Tâm Chánh - Nguyễn Thị Ngọc Lan.

16.  Phật tử Tâm Thông - Nguyễn Thị Phúc.

(8 vị trên đây [từ số thứ tự 9 đến 16] bị thảm sát tại Đài Phát thanh Huế ngày rằm tháng Tư năm Quý Mão - 1963).

1.  Cư sĩ Hồ Thị Mùi (bị thảm sát tại Huế ngày 8-5-Quý Mão - 1963)

2. Cư sĩ Nguyễn Tăng Chắc (bị thảm sát tại Huế  ngày 7-6-Quý Mão - 1963)

3. Cư sĩ Hoàng Tuyết (bị thảm sát tại Huế ngày 14-7-Quý Mão - 1963)

4. Cư sĩ Trần Du (bị thảm sát tại Huế ngày 20-7-Quý Mão - 1963)

5.  Phật tử Quách Thị Trang (bị thảm sát trước chợ Bến Thành, Sài Gòn ngày 25-8-Quý Mão)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày