Chùa Hải Sơn chưa được sửa sau bão số 12

GN - Chùa Hải Sơn, thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn (H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã trải qua gần nửa năm sau cơn bão số 12 (có tên quốc tế là Damrey) ập vào lúc nửa đêm đã làm tốc mái ngôi Tam bảo và hư hỏng nặng. Thế nhưng đến nay, ngôi chùa ấy vẫn hoang tàn sau bão khiến cuộc sống của vị thầy trụ trì và 7 em nhỏ vô cùng khốn khó.

Chùa Hải Sơn vốn là ngôi chùa nghèo nằm giữa thôn làng của người dân huyện Vạn Ninh. Năm 1997, chùa chỉ là một am tranh nhỏ, đến năm 2010, ĐĐ.Thích Quảng Tâm về làm trụ trì, bắt đầu xây dựng chánh điện và nuôi 7 cháu nhỏ mồ côi, khó khăn.

Xh GN 944 - hinh chua Hai Son.jpg

ĐĐ.Thích Quảng Tâm cùng các cháu nhỏ khi chùa mới bị cơn bão làm hư hại

Ngôi chùa ấy từ đó đến nay là nơi tu tập của 7 em nhỏ mồ côi, người nhỏ nhất hiện đang học lớp 7. Những cháu nhỏ đến từ nhiều địa phương khác nhau, người từ Huế, người từ Nha Trang, có người từ Đắk Lắk đến.

Cơn bão ập vào lúc nửa đêm những ngày đầu tháng 11-2017 đã tàn phá ngôi chùa tan hoang. Sau chừng ấy thời gian, ngôi Tam bảo, tịnh thất trơ trọi với sương với gió bao ngày trời. ĐĐ.Thích Quảng Tâm, trụ trì chùa Hải Sơn cho biết sau cơn bão, không chỉ đời sống bà con mà những ngôi chùa ở đây cũng bị tàn phá nặng nề và gặp rất nhiều khó khăn. Chùa Hải Sơn thiệt hại nặng nề, chánh điện thờ Đức Phật Thích Ca bay mất nóc, từ đó tôn tượng Phật và các  pháp khí thờ cũng trơ trọi với gió sương.

Nơi ở của thầy trụ trì và các cháu ở chùa cũng trong hoàn cảnh tương tự. Những ngày sau cơn bão, thầy Quảng Tâm và các cháu nhỏ phải nương nhờ nhà dân. Để khắc phục và lấy chỗ ở tạm cho qua mưa nắng, thầy trụ trì đã sử dụng tạm tấm bạt che nóc lấy chỗ cho các cháu nghỉ qua đêm. Các tôn tượng Phật đổ nát sau cơn bão cũng chỉ được che đậy bằng vải, bằng bạt.

Cuộc sống tạm bợ, nhưng các cháu vẫn lo tu học, nghiên cứu kinh kệ, em nhỏ nhất học lớp 7 vẫn đến trường. Mỗi khi tan học, các em đều về sớm để hỗ trợ bà con và các sư huynh, từng ngày khắc phục hậu quả thiên tai. ĐĐ.Thích Quảng Tâm cho biết, dù chùa bị thiệt hại nặng, nhưng khi Phật tử cúng dường cho chùa thùng mì, bao gạo hay những thực phẩm, thầy cùng các cháu lại mang chia sẻ với bà con trong vùng, vì sau cơn bão người dân quanh đó đều bị thiệt hại, đều bị cái đói, cái rét bủa vây.

Thương bà con trong vùng chịu thiên tai, ĐĐ.Thích Quảng Tâm vẫn thường xuyên vận động các mạnh thường quân hỗ trợ, nhưng thay vì mang về tu sửa chùa, thầy lại phân phát cho những người dân nghèo quanh vùng, giúp họ vượt qua khốn khó. Thế nên, cho đến tận bây giờ, dù đã gần nửa năm trôi qua nhưng chùa Hải Sơn vẫn “tơi tả” như ngày mới trải qua cơn bão.

Người dân rất cảm kích tấm lòng Bồ-tát của ĐĐ.Thích Quảng Tâm song họ không giúp gì được cho chùa bởi gia đình nào cũng khốn khó sau cơn bão dữ. Với bối cảnh hiện nay, chùa nằm trong vùng sâu, vùng xa, khó khăn về kinh tế, bà con nơi đây cũng rất nghèo nên công đức phát tâm còn rất hạn chế. Thế nhưng điều hoan hỷ là ĐĐ.Thích Quảng Tâm vẫn luôn hướng tới đồng bào khốn khó, chăm lo cho họ trước khi lo cho chính mình.

TT.Thích Lương Ân, Phó Thường trực BTS GHPGVN huyện Vạn Ninh cho biết, chùa Hải Sơn nằm trong hệ thống của Giáo hội tỉnh Khánh Hòa; ĐĐ.Thích Quảng Tâm, trụ trì chùa dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn của huyện Vạn Ninh nên hiện nay chùa vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục sau bão.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày