Kể từ khi được thành lập, tuy là sự phát nguyện của một nhóm nhỏ những vị Ni sư đầy tâm huyết với con đường tu tập Phật giáo, với mong ước đơn sơ, tạo điều kiện cho nữ giới nói lên những điều họ quan tâm nhất và cho họ cơ hội phát biểu, nhưng những thành tựu mà Hội Sakyadhita đem lại cho nữ giới nói chung và nữ giới Phật giáo nói riêng là không nhỏ.Hội đã góp ngọn lửa để thổi bùng niềm đam mê tu Phật, góp phần thức tỉnh những người con gái của Phật hiểu được tiềm năng của mình. Theo lời Ni sư Karma Lekshe Tsomo, Chủ tịch Hội Sakyadhita, kết quả quan trọng nhất đó là sự phát triển không ngừng trong ý thức cố gắng vươn lên của Ni giới và tiềm năng đóng góp cho cộng đồng thật tuyệt vời của họ. Đây là một kết quả đáng tự hào của những bậc nữ lưu.
Hội nghị lần này diễn ra ở Việt
Với người Phật tử Việt
Đúng như mong ước ban đầu của Hội, những vị nữ giới Phật giáo Việt Nam nhân cơ hội này mà có được một “sân chơi” của mình. Họ đã tham gia và thể hiện với tất cả tài năng và niềm say mê qua những bài viết tham gia Hội thảo, những ý kiến đóng góp xây dựng,… Hội nghị cũng là cơ hội để giới Ni lưu có cơ hội cùng hợp tác với nhau, cùng làm nên việc lớn, để góp phần đưa hình ảnh của Ni giới Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đó là điều làm hài lòng tất cả mọi người tham gia. Thành công của Hội nghị là thành công của Ni giới Việt
Tôi có cơ hội được dự khán Hội nghị, thấy sự nhiệt tình của chư Ni trẻ và cảm nhận rằng những vị Ni trẻ trong Ban tổ chức Hội nghị là những người đầu tiên góp ý tưởng và công sức cho Hội nghị này. Suy nghĩ như thế và tôi tìm cách tiếp cận họ. Tuy nhiên, do sự bận bịu của công việc của cả hai phía, chúng tôi chưa trò chuyện được với nhau. Khi công việc hoàn tất, người thì quay lại trường tiếp tục việc học, người thì quay lại với công việc Phật sự thường nhật của mình. Hình như cũng cảm nhận được sự nhiệt tình của tôi, sư cô Như Nguyệt và Huệ Đức đã sắp xếp thời gian đón tiếp. Sư cô Như Nguyệt là tiến sĩ Phật học tại trường Đại học New Delhi vừa mới tốt nghiệp và đã dành trọn thời gian gần một năm qua cho công việc chuẩn bị và tổ chức hội nghị này ở Việt Nam; còn Sư cô Huệ Đức hiện là Phó ban văn hóa của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Qua buổi trò chuyện với Như Nguyệt và Huệ Đức, tôi đã cảm nhận được nhiều điều về công việc của những con người này.
Vào khoảng năm 2000, nhân dịp Ni sư Karma Lekshe Tsomo đi thuyết giảng ở trường Đại học New Delhi, nhóm Ni sinh Việt Nam học ở đây đã đến nghe. Ấn tượng với những thân hình nhỏ nhắn nhưng rất năng động của nhóm Ni sinh Việt Nam, Ni sư đã tiếp xúc trò chuyện làm quen, rồi thân thiện với nhau từ đó, và cô đã mời họ tham gia Hội nghị lần thứ VI tổ chức tại Lumbini, Nepal. Vậy là 10 người đầu tiên của Tỳ kheo Ni Việt
Ni sư Karma Lekshe Tsomo nảy ý định tổ chức Hội nghị Ni giới Phật giáo ở Việt Nam bởi vì cô thấy Ni giới ở Việt Nam hiện nay đang phát triển khá mạnh. Ý tưởng đó đã được nhóm Ni sinh Việt
Những người tham gia công tác chuẩn bị đã phải làm việc từ tháng 3 năm 2009. Từ công việc thủ tục hành chính để xin phép các cấp chính quyền và Giáo hội cho đến tuyển chọn người tham gia các Ban phục vụ hội nghị đều được tiến hành khẩn trương, rất năng nổ nhiệt tình, kẻ góp sức, người góp tài vật,…
Cảm nhận được ân tình của những lần tham gia Hội nghị ở nhiều nước khác nhau, lần này, về tổ chức ở “sân nhà”, nhóm Ni sinh Đại học
Họ hình thành nên nhưng ê kíp làm việc, cùng nhau chia sẻ những gian nan, khó khăn, tạo nên chiếc cầu nối giao lưu giữa những người trong nước với các vị khách nước ngoài. Công việc cứ thế trôi chảy, mồ hôi vẫn cứ lăn và niềm an lạc vẫn hiện trên từng nét mặt…
Tôi chưa có dịp trò chuyện cùng tất cả, không thể ghi nhận hết những công lao của họ, cũng như của tất cả những người tham gia, để chia sẻ với Phật tử quan tâm gần xa. Tuy nhiên, với những gì ít ỏi biết được, chúng ta cũng cảm nhận được những đóng góp của họ. Hy vọng, đó là nguồn tài năng kế cận, sẵn sàng kế thừa truyền thống của Ni giới Việt
***
Bên cạnh những thành công vượt bật đó, Hội nghị vẫn để lại những trăn trở cho Ni giới và cho tất cả những ai quan tâm. Ở đây, chúng tôi tập trung vào hai vấn đề xin được chia sẻ.
Chủ trương của những người tổ chức, theo lời Ni sư Karma Lekshe Tsomo, Hội thảo Sakyadhita dành cho tất cả, nam, nữ Phật tử và chư Tăng Ni. Thế nhưng, hầu hết những bài tham luận là của nữ giới. Điều đó dễ dẫn đến cảm nhận khác rằng đây là sân chơi riêng của nữ giới. Thật sự, những đề tài hội thảo của Hội Sakyadhita xuyên suốt các kỳ hội nghị là chuyên về nữ giới và vấn đề bình đẳng giới. Thế nhưng, vấn đề đó là của toàn xã hội và tất nhiên không chỉ dành riêng cho nữ giới. Có thể, do công tác chuẩn bị thư mời các nhà học giả viết tham luận, mối giao lưu giữa Ban tổ chức với các nhà nghiên cứu Phật học chưa tốt,… cho nên đối tượng tham gia hội thảo chưa được đa dạng chăng (?) Điều này chưa thấy ai lý giải, nhưng chúng ta cần ghi nhận để những Hội nghị có đề tài về nữ giới được xã hội quan tâm nhiều hơn.
Nhìn chung, Hội nghị Ni giới Phật giáo thế giới chưa thật sự tạo được dấu ấn mạnh lên toàn bộ cộng đồng Ni giới Việt