Chuyện khối ngọc bích đồ sộ nhất thế giới đang "ngự" ở VN

 Như duyên phận run rủi, nghệ nhân Đào Trọng Cường đã gặp được khối ngọc bích khổng lồ, tại hội chợ đấu giá đá quý ở Myanmar, để rồi, suốt 3 năm trời, ông mất ăn mất ngủ với ý nghĩ làm thế nào để đưa được nó về Việt Nam

Kỳ 1: Câu chuyện ở hội chợ đấu giá đá quý lớn nhất thế giới

Mấy ngày nay, dư luận cả nước xôn xao chuyện khối ngọc lớn nhất thế giới có mặt ở Việt Nam. Khối ngọc này được nghệ nhân Đào Trọng Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đá quý Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt mua về từ xứ sở đá quý Myanmar.

Nghệ nhân Đào Trọng Cường giới thiệu về ngọc bích.
Nghệ nhân Đào Trọng Cường giới thiệu về ngọc bích. 

Nhiều người tự hào vì đất nước mình lại có được một khối ngọc lớn nhất thế giới, nhưng cũng không ít người cạnh khóe nghệ nhân Đào Trọng Cường rằng, trong khi đất nước còn nghèo, lại đi bỏ một đống tiền "rước" khối ngọc về khoe mẽ.

Thế nhưng, mấy ai biết rằng, để có được khối ngọc với mong ước làm rạng danh đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước đến toàn thế giới, nghệ nhân Đào Trọng Cường đã phải tốn không biết bao nhiêu tiền của, mồ hôi...

Chân dung Bác Hồ do nghệ nhân Đào Trọng Cường chạm khảm bằng đá quý được treo trang trọng trong phòng làm việc của ông.
Chân dung Bác Hồ do nghệ nhân Đào Trọng Cường chạm khảm bằng đá quý được treo trang trọng trong phòng làm việc của ông. 


Nghệ nhân Đào Trọng Cường "nổi đình nổi đám" cả nước qua những lần làm tranh đá quý tặng nguyên thủ quốc gia các nước, một số hoa hậu quốc tế. Rất nhiều bức tranh sau khi tặng những nhân vật nổi tiếng (đặc biệt là tranh đá quý ba miền tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã được đem ra đấu giá để ủng hộ người nghèo. Thông qua những bức tranh do nghệ nhân Đào Trọng Cường chạm khảm, rất nhiều tỷ đồng đã đến được với người nghèo.

Những ngày này, nghệ nhân Đào Trọng Cường vô cùng bận bịu, thoắt ở Hà Nội lại thoắt ở Hải Dương (nơi có xưởng chế tác đá quý). Ông tiếp khách từ sáng sớm đến nửa đêm ở… quán cafe. Theo ông, nếu ngồi ở văn phòng thì không thể làm việc được, vì khách đến liên tục.

Một tuyệt tác bằng ngọc bích do ông Cường chạm khắc.
Một tuyệt tác bằng ngọc bích do ông Cường chạm khắc. 


Với dáng vóc cao dong dỏng, mặt gầy, tóc rễ tre muối tiêu, ăn mặc giản dị, trông ông Cường giống phong thái của một nghệ sĩ. Bản thân ông thích được gọi là nghệ nhân, chứ không thích là doanh nhân, đại gia. Con người đi lên từ đôi bàn tay tài hoa chai sạn thường vẫn giản dị như vậy.

Câu chuyện về khối ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện thuộc sở hữu của ông Cường bắt đầu từ 3 năm trước. Đó là một ngày đầu năm 2006, khi ông đến tham dự hội chợ đấu giá ngọc ở Myanmar.

Myanmar được biết đến là một đất nước có nhiều đá quý  nhất thế giới. Có tới 95% lượng đá quý tiêu thụ trên thế giới mang xuất xứ từ đất nước này. Đá quý là một trong ba mặt hàng mang lại doanh thu lớn nhất cho Myanmar, cùng với dầu khí và gỗ.

Cảnh khai thác đá quý ở Myanmar.
Cảnh khai thác đá quý ở Myanmar. 


Các loại hồng ngọc, ngọc bích ở Myanmar tập trung chủ yếu ở phía Bắc của nước này, đặc biệt là “thung lũng hồng ngọc” Mogok (khu vực Mandalay), Mongshu (bang Shan) và Phakant (bang Kachin), cách thủ đô Rangoon từ 800km đến 1.000km.

Công việc khai thác đá quý tại Myanmar do hai hãng Holdings và MEC cùng hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân đảm nhận. Ngoài một số mỏ đá thuộc sở hữu của Nhà nước, còn lại là bán cho các doanh nghiệp tư nhân. Tại các mỏ đá, lúc nào cũng có khoảng nửa triệu công nhân làm việc.

Nghệ nhân Đào Trọng Cường và những khối ngọc bích mua về từ Myanmar.
Nghệ nhân Đào Trọng Cường và những khối ngọc bích mua về từ Myanmar. 

Để tiêu thụ được lượng hồng ngọc và bích ngọc khổng lồ khai thác được mỗi năm, chính quyền Myanmar thường tổ chức hai lần hội chợ đấu giá vào tháng 2 và tháng 11 hàng năm. Năm nào khai thác được nhiều đá quý, lượng tồn kho nhiều, thì họ tổ chức hội chợ đấu giá tới 4 lần.

Hội chợ đấu giá đá quý tại Rangoon diễn ra hàng năm là hội chợ đá quý lớn nhất thế giới, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Du khách đến đây đều với mục đích mãn nhãn và mua được các sản phẩm tuyệt đẹp được chế tác từ ngọc.

Tại hội chợ này, có một khu vực rộng cả chục héc-ta, dành để trưng bày, đấu giá những khối đá thô khổng lồ. Khu vực này thường tiếp đón các doanh nhân, chuyên gia, nghệ nhân đá quý trên khắp thế giới. Người nào cũng mang theo một chiếc kính lúp soi xét từng vân vi khối đá, rồi định giá, bỏ thầu.

Các chuyên gia xem đá tại chợ đấu giá đá quý ở Myanmar.
Các chuyên gia xem đá tại chợ đấu giá đá quý ở Myanmar. 

Mỗi viên đá đều được gắn mã số, giá khởi điểm bằng tiền Euro. Những người tham gia đấu giá được thoải mái xem xét, ngắm nghía trong vài ngày để tính toán giá trị của viên đá định mua. Sau đó là cuộc bỏ thầu may rủi như… đi câu. Những người tham gia bỏ thầu chỉ việc ghi số tiền vào phiếu (cao hơn giá sàn) rồi thả vào chiếc hòm (như hòm phiếu bầu cử). Cuối ngày, nhân viên sẽ mở hòm và công bố người thắng cuộc. Phiếu nào ghi giá cao nhất sẽ thắng thầu.

Tuy nhiên, chỉ những viên đá có giá trị thấp, độ vài chục ngàn Euro mới bỏ thầu kiểu đó, còn những viên đá đẹp, có giá trị cao, được đưa lên sàn đấu giá trực tiếp, công khai. Những sàn đấu giá trực tiếp này thường hội tụ đầy đủ các đại gia có “số má” về đá quý trên khắp thế giới.

Ông Cường bên khối ngọc bích lớn nhất thế giới ở Myanmar vào thời điểm năm 2006.
Ông Cường bên khối ngọc bích lớn nhất thế giới ở Myanmar vào thời điểm năm 2006. 


Nghệ nhân Đào Trọng Cường là một doanh nhân sở hữu một doanh nghiệp chế tác đá nữ trang, tranh đá quý hàng đầu Việt Nam và có tiếng tăm ở khu vực Đông Nam Á, nên cũng không thể vắng mặt trong mỗi kỳ hội chợ đấu giá đá quý ở Myanmar.

Như duyên phận run rủi, ông đã gặp được khối ngọc bích khổng lồ tại hội chợ, để rồi, suốt 3 năm trời, ông mất ăn mất ngủ với ý nghĩ làm thế nào để đưa được nó về Việt Nam.

Còn tiếp…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày