Cung rước tôn tượng Thiền sư Minh Châu Hương Hải

GNO - Trong 2 ngày (12, 13 tháng 5 năm Đinh Dậu, nhằm 6, 7-6-2017), tại Hội An đã trang nghiêm diễn ra lễ rước long vị và tôn tượng Tổ sư từ tổ đình Chúc Thánh về chùa Hải Tạng (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), nhân dịp kỷ niệm 302 năm ngày Tổ sư Minh Châu Hương Hải viên tịch.  

7.jpg


Thỉnh tôn tượng và long vị thiền sư từ tổ đình Chúc Thánh

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh và tham dự của HT.Thích Như Thọ, Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Hạnh Niệm, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam; ĐĐ.Thích Giải Quảng, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS PG tỉnh; TT.Thích Hạnh Nhẫn, Trưởng ban kiểm soát PG tỉnh, Trưởng BTS PG Tp.Hội An, cùng chư tôn đức Thường trực BTS PG tỉnh, BTS PG các huyện, thị lân cận, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện trong và ngoài TP.Hội An cùng đông đảo đạo hữu, Phật tử gần xa về tham dự.

Đại diện chính quyền có ông Lê Hồng Lợi, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP.Hội An; ông Trần Hẫn, Phó ban Dân vận Thành ủy thành phố; ông Nguyễn Bá Hiên, Phó trưởng Công an thành phố; ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm; ông Trần Phúc, Chủ tịch UBMTTQVN xã Tân Hiệp cùng đại diện các ban ngành địa phương sở tại đến tham dự.

Theo tiểu sử, Tổ sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) sinh vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 tại làng Bình Yên Thượng, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa (nay là xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trong một gia đình nhiều đời làm quan triều đình. Từ nhỏ ngài là người thông minh, hiếu học nên năm 18 tuổi đã thi đỗ Hương Tiến được bổ làm Văn Chức trong phủ Chúa Nguyễn Phúc Lan, sau đó được bổ làm quan Tri phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 25 tuổi - bước đánh dấu trong cuộc đời của ngài - được làm quen với Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, một vị du Tăng người Trung Hoa lúc bấy giờ đang hành đạo ở Đàng Trong và bắt đầu say mê nghiên cứu Phật học với vị Thiền sư này; 3 năm sau (năm 1655), ngài từ quan xuất gia với nhà sư Viên Cảnh với pháp danh là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự là Minh Châu Hương Hải. Sau đó ngài còn học đạo với một du Tăng người Trung Hoa khác tên là Đại Thông Như Quang.

16.jpg


Tôn tượng Thiền sư Minh Châu Hương Hải

Sau khi xuất gia, ngài lên thuyền giăng buồm ra đảo Cù Lao Chàm (nay thuộc xã Tân Hiệp, TP.Hội An) lên núi Tim Bút La dựng thảo am để tu thiền, được 8 tháng thì gặp trở ngại, ngài trở về đất liền định lập am tại làng Bình Yên Thượng, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa để tiếp tục tu hành. Dân chúng Cù Lao Chàm đi tìm và rước ngài trở ra đảo tiếp tục hành đạo. Trong suốt thời gian 8 năm hành đạo tại đây, ngài có trở về đất liền để chữa bệnh và cầu an cho các quan lại lúc bấy giờ.

Tiếng lành đồn xa nên vua Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) cho thỉnh ngài về kinh xây thiền viện để ngài giảng đạo. Các vương tôn công tử, công chúa, quan lại, dân chúng và quân lính đều theo ngài quy y, con số lên đến 1.300 người, thiền viện bây giờ trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng.

Trong số người đến quy y có quan thị nội giám Gia Quận Công ở xứ Đàng Ngoài là người thân cận của Chúa Trịnh thường xuyên lui tới chùa đàm đạo về Phật pháp với Thiền sư Hương Hải. Cũng chính vì việc này mà Chúa Hiền nghi ngờ ngài mưu phản và cho điều tra nhưng không tìm ra được chứng cứ nên sau đó trục xuất ngài ra khỏi kinh đô đưa về lại phủ Thăng Hoa, Quảng Nam.

Năm 55 tuổi, Thiền sư Hương Hải cùng hơn 50 đệ tử đóng thuyền vượt biển ra Bắc, đến Vinh - Nghệ An, ngài được Yến Quận Công đón tiếp nồng hậu, sau đó Chúa Trịnh cho đón ngài về Thăng Long xây am Chuẩn Đề ở Sơn Nam cho ngài tu hành. Suốt 17 năm tại đây ngài chuyên tâm tu hành và sáng tác.

Năm 70 tuổi (năm 1700), Thiền sư rời Sơn Nam, về sáng lập và trụ trì chùa Nguyệt Đường (tỉnh Hưng Yên) với mong muốn phục hồi Thiền phái Trúc Lâm đã có từ thời nhà Trần.

Đến năm Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười một (1715) đời Lê Dụ Tông, sáng ngày 13 tháng 5, Thiền sư tắm rửa xong, mặc áo ca-sa, ngồi kiết-già an nhiên thị tịch, thọ 88 tuổi. Môn đệ xây ngôi tháp ba tầng thờ ngài. Suốt một đời hoằng dương Chánh pháp, ngài đã đem hết sức mình phụng sự đạo pháp, đã để lại cho đời nhiều bản kinh dịch, tác phẩm chú giải có giá trị như: giải Pháp hoa kinh, giải Kim Cương lý nghĩa khai đạo, giải Sa-di giới luật, giải Phật Tổ tâm kinh…

13.jpg
15.jpg


Lễ rước diễn ra trang nghiêm, long trọng

Sau khi tìm hiểu, Ban hộ tự đã tìm đến chùa Nguyệt Đường để cung thỉnh Long vị ngài về tại chùa Hải Tạng để an trí thờ phụng. Đây là việc làm thể hiện tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, lòng biết ơn đối với người đã sáng lập ra chùa Hải tạng, đúng với tinh thần của người con Phật.

19.jpg


HT.Như Thọ sái tịnh long vị và tiến hành an vị

21.jpg

31.jpg
Chư tôn thiền đức và Phật tử tại khóa lễ an vị tôn tượng và long vị tại chùa Hải Tạng

32.jpg
Buổi lễ diễn ra trang nghiêm

PG Hội An

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày