Đà Nẵng: Hàng vạn người tham dự Lễ hội Quán Thế Âm

GNO - Sáng nay, 24-3 (19-2 ÂL), khóa lễ rước Đức Quán Thế Âm đản sinh đã trang nghiêm diễn ra tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng). Đây là khóa lễ chính thức trong lễ hội Quán Thế Âm năm 2019.

H2.jpg
Hàng vạn người tham dự lễ hội

HT.Thích Như Thọ, HT.Thích Huệ Thường - đồng Thành viên HĐCM, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng; HT.Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng cùng chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Ban Văn hóa T.Ư; Ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng, chư tôn đức Phật giáo đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Myanmar đã quang lâm chứng minh buổi lễ.

Ông Lê Trung Chinh, thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành TP.Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn, địa phương sở tại và hàng vạn Phật tử, quần chúng nhân dân đã đến dự, trẩy hội.

Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức cung nghinh chư tôn đức và đại biểu trong tiếng kèn trống rộn rã; nghi thức chào quốc ca, đạo ca và dâng hoa cúng dường của các em Phật tử tại TP.Đà Nẵng.

H1.jpg
Đây là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước 

Tuyên đọc diễn văn lễ hội, HT.Thích Trí Viên, UV HĐTS, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.Đà Nẵng chào mừng chư tôn đức Tăng Ni, quý quan khách, nhân sĩ trí thức và đông đảo người tham dự.

Hòa thượng cho biết, lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng sau thời gian phục dựng, ngày nay đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh hoan hỷ, vui tươi không chỉ dành cho Tăng Ni, Phật tử mà còn là điểm đến đối với những người không phải là Phật tử. Theo từng thời gian, lễ hội luôn được mở rộng, phong phú, thu hút đông đảo người dân tham dự, là nơi giao lưu văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực.

Nói về việc danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, HT.Thích Trí Viên đề nghị, thông qua lễ hội, cộng đồng cần chung tay gìn giữ, góp sức bảo tồn danh thắng và nâng cấp lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân.

Tọa đàm, giao lưu văn hóa Phật giáo, trao đổi về công tác bảo vệ di sản, văn hóa Phật giáo bao gồm kiến trúc, nghệ thuật, âm nhạc.

Ngay sau đó, chư tôn đức và đại biểu khách mời đã tiến lên lễ đài thả bong bóng cầu nguyện hòa bình cho nhân loại. Điểm nhấn của buổi lễ là nghi thức rước tôn tượng Đức Quán Thế Âm qua lễ đài, hướng về đông đảo quần chúng tham dự như một sự nhắc nhở về thực tập khả năng lắng nghe, yêu thương, hiểu biết và bao dung như công hạnh của Ngài.

H3.jpg
Nghi thức tâm linh Phật giáo kỷ niệm ngày Đản sinh của Bồ-tát Quán Thế Âm

Dịp này, toàn thể chư tôn đức đại biểu và người tham dự còn lắng nghe TT.Thích Từ Nghiêm, UV HĐTS, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.Đà Nẵng diễn đọc ý nghĩa lễ hội Quán Thế Âm 2019; bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, Trưởng ban tổ chức lễ hội đại diện các cấp chính quyền phát biểu; đạo từ của HT.Thích Khế Chơn; trang nghiêm cử hành nghi thức tâm linh Phật giáo tưởng niệm ngày Khánh đản của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Trước đó, ngày 23-4, cũng tại chùa Quán Thế Âm đã diễn ra tọa đàm khoa học “Truyền thống Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Hàn Quốc” do Ban Văn hóa T.Ư phối hợp với phái đoàn Phật giáo Hàn Quốc thực hiện dưới sự chủ trì của TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; chư tôn đức Ban Văn hóa T.Ư và Thượng tọa Il Gam, Phó Tổng vụ đối ngoại của Tông phái Tào Khê - Hàn Quốc. Đông đảo chư tôn đức, quý học giả, nhà nghiên cứu, người làm công tác văn hóa Phật giáo Việt Nam - Hàn Quốc đã tham gia tọa đàm và có nhiều bài tham luận có giá trị.

H4.jpg
Khung cảnh tọa đàm khoa học “Truyền thống Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Hàn Quốc”

Được biết, lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng 2019 diễn ra trong 3 ngày (22, 23, 24-3, nhằm ngày 17, 18, 19-2 ÂL) với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh, giao lưu cộng đồng liên hoàn gồm: trình diễn múa Trình tường; triển lãm mỹ thuật tranh ảnh, thư pháp, thư hoạ và ra mắt Đặc san Diệu Âm lễ hội Quán Thế Âm 19-2; giao lưu thơ, nhạc về Phật giáo; triển lãm tranh, ảnh chủ đề “Thiền”; mở cửa tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo; triển lãm sách Thái Hà; triển lãm cổ vật về danh thắng Ngũ Hành Sơn và Chăm-pa thuộc Bảo tàng Đà Nẵng; triển lãm tranh, ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn; hội hô hát bài chòi; trình diễn Nghi lễ Nabijum - Di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc; biểu diễn võ thuật dân tộc; dâng hương tưởng niệm Huyền Trân công chúa; lễ tế xuân cầu Quốc thái - Dân an; lễ tế Thạch nghệ Tổ sư…

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. 

Bảo Thiên

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày