Đặt sư tử đá ở chùa Một Cột: Sự nhầm lẫn trong văn hoá

Gần đây, ở chùa Một Cột, có hai cặp sư tử đá được đặt trước lối vào. Cặp sư tử đó mang nét văn hoá Trung Hoa khiến dư luận một lần nữa dấy lên bàn luận về văn hoá ngoại lai ở đền chùa.

Một trong 2 cặp sư tử đá mới được đặt tại chùa Một Cột (ảnh chụp ngày 21.6.2011).

Một trong 2 cặp sư tử đá mới được đặt tại chùa Một Cột

                                                                    (ảnh chụp ngày 21.6.2011).

Phóng viên đã trao đổi với PGS-TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hoá VN - về việc này, ông cho biết:

Theo truyền thống, đền chùa VN không có đặt sư tử đá. Sư tử đá đặt ở đền đã là không phù hợp, đặt ở chùa Phật càng xa lạ hơn. Sư tử đá thường đặt ở dinh thự, các nhà quan lại quý tộc là truyền thống của Trung Quốc. Còn tại VN gần đây có một số cơ quan cũng đặt sư tử, nhưng đấy chỉ là học mốt của Trung Quốc. Luật đã quy định khi bổ sung bất cứ cái gì vào vào di tích phải phù hợp với không gian kiến trúc của di tích ấy và phải có phép của cơ quan nhà nước. Trong cảnh quan kiến trúc chùa Một Cột, hình ảnh của sư tử đá là không phù hợp, nhất là chùa Một Cột lại nằm ở trung tâm chính trị văn hóa Ba Đình. Việc đặt sư tử đá vào khu này nếu có phép của cơ quan nhà nước cũng là không đúng, cơ quan ấy phải sửa, còn nếu không có phép của cơ quan nhà nước thì lỗi đó càng nặng hơn. Theo tôi, cơ quan nhà nước phải đến kiểm tra khắc phục.

Theo TS, ở trong chùa thì hình tượng con vật nào là quen thuộc với nền văn hóa của người Việt?

- Hình tượng người Việt ta thường bắt gặp trong các đền chùa là hình tượng của con rồng, con nghê, con rùa, con chó đá, mang văn hóa thuần Việt. Ở phương Tây, họ làm rất cẩn thận trong vấn đề này, phải tìm hiểu rất kỹ rồi mới làm. Nên nếu sự hiểu biết kém mà không được quản lý nghiêm sẽ dẫn đến sự lây lan, mất thiêng, loạn văn hóa. Ở ta nhiều khi làm tùy hứng, thiếu cẩn trọng nên dẫn tới ở nhiều đền chùa người ta đưa cả loại đèn chùm hiện đại vào lắp đặt!

Gần đây, Nhà nước có cho trùng tu một số di tích văn hóa như cổng thành nhà Mạc, Ô Quan Chưởng… và dư luận đã có những sự không đồng tình với cách tu bổ ấy của Nhà nước, ông có ý kiến như thế nào?

- Đó là do sự thiếu tìm hiểu kỹ càng của dư luận. Ở Ô Quan Chưởng, những phản hồi thiếu tích cực là do khi ấy công trình kiến trúc này vẫn trong thời gian tu bổ, chưa hoàn thiện. Ở thành nhà Mạc là do còn thiếu thông tin nên chưa hiểu rõ về quá trình tu bổ. Cổng thành nhà Mạc khi tu bổ được tham khảo theo đúng cổng thành phía đông còn nguyên vẹn. Trước đây, khi mọi người đến thăm khu di tích thì nhìn thấy cây leo, thấy thành, thấy màu thời gian, nên khi nhìn công trình sau tu bổ chưa quen, lại thiếu thông tin nên gây tranh luận. Mà các di tích khi xuống cấp không thể không tôn tạo.

Qua đây, phải chăng Nhà nước trước khi tu bổ nên có những thông báo chi tiết rộng rãi ra cho dư luận quan tâm tìm hiểu?

- Việc này cơ quan quản lý khi làm bất cứ một công trình nào cũng đưa dự án ra trước một thời gian dài để mọi người tìm hiểu, chứ không hề có sự giấu giếm nào cả. Và khi muốn tìm hiểu thì nên hỏi đúng người, đúng việc.

- Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày