Dấu ấn làng nghề tạc tượng Phật

Giác Ngộ - Nối tiếp các làng nghề truyền thống tồn tại trên đất Gia Định xưa như nghề gốm, nghề đúc ông lò, làng dệt, nghề làm bao giấy... ở khu vực quận 8, quận 11, Tân Bình, nghề tạc tượng Phật ở quận 6 sinh sau đẻ muộn hơn, dù chỉ khoảng hơn 80 năm nhưng cùng với nhu cầu tâm linh, nghề ngày một phát triển và người thợ sống được với nghề.
DSC_0049.JPG

Vẽ mắt Phật - một công đoạn khó đòi hỏi sự khéo tay và tỉ mỉ.

Xóm làm tượng Phật ở hẻm chùa Giác Hải không đông đúc lắm nhưng nó đã âm thầm tồn tại làm nên nét uy nghi, thâm trầm cho một khu thị tứ. Điều dễ nhận thấy cái gốc của nghề là cơ sở nào cũng đề tên trên cùng “chùa Giác Hải” rồi mới đến tên riêng.

80 năm giữ nghề tạc Phật

Trên con đường Hồng Bàng, ngay hẻm 345/ 45 (P.12, Q.6, TP.HCM) đã thấy vài cơ sở làm tượng Phật hoạt động, vào con hẻm này thì những xưởng tạc tượng Phật bề thế hơn. Người ta dễ dàng nhận ra xóm tượng Phật (không có tượng các tôn giáo khác) dù không ồn ào náo nhiệt nhưng có cảm xúc bình an khi được ngắm nhìn nhiều pho tượng vừa được xuất xưởng, hoặc đang trong quá trình hoàn thiện được dựng trước nhà, lan cả ra đường. Nhiều pho tượng có dáng vẻ rất đặc biệt mà ở làng nghề này mới có…

DSC_0034.JPG
Cơ sở Hai Tân là thế hệ thứ ba
tại làng tượng chùa Giác Hải

Làng làm tượng Phật ở khu vực này, có hai cơ sở lâu đời nhất là Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh, cũng là tên của hai tổ nghề,  từ hai cái gốc này các nghệ nhân đã truyền nghề lại cho các thành viên trong gia đình, rồi người nơi khác đến làm thuê, mở cơ sở riêng mà xóm nghề đúc tượng Phật trở nên đông đúc hơn. Anh Vinh, chủ Cơ sở Hai Tân cho biết: Cơ sở Hai Tân là thế hệ thứ ba đã tồn tại hơn 20 năm, anh Vinh cùng các anh chị em cũng được truyền nghề từ ba, ba học từ ông nội Lê Văn Chánh. Ông nội của anh Vinh sống được 90 tuổi mới mất, ông có 60 năm hành nghề. Hiện nay, xuất phát từ gốc Lê Văn Chánh có 5 cơ sở thuộc gia đình con cháu: Ba Tiến, Hai Tân, Năm Văn, Tư Cúc và Thiết đang làm tượng Phật tại xóm này.

Một nghệ nhân tại Cơ sở Mai Văn Lai cho biết, tên cơ sở lấy tên người truyền nghề làm tượng của gia đình, đó cũng là ông nội của anh. Ông Mai Văn Lai làm nghề hơn 20 năm rồi truyền nghề lại cho đời ba anh và ba anh đã truyền nghề lại 7 anh chị em có cả trai lẫn gái. Hiện tại, gia đình có 7 anh chị em đều làm nghề, sống được với nghề.

DSC_0006.JPG
Tượng Phật Thích Ca an tọa trên tòa sen
đang chế tác tại cơ sở Mai Văn Lai

Theo HT.Thích Thiện Phước (78 tuổi), viện chủ chùa Giác Hải, ông Bảy Chánh và ông Lê Văn Chánh được xem là ông tổ của nghề làm tượng Phật ở xóm này. Ông Bảy Chánh cùng anh trai là ông Năm (HT.Thích Chơn Minh, chùa Giác Chơn, Q.6) từ Sa Đéc đến chùa Giác Hải tu hành. Ông Bảy Chánh là người có tài vẽ rất khéo, tuy tu ở chùa nhưng ông đã học nghề từ ông Huệ Ngạn, ông học siêng năng và có nhiều sáng kiến. Anh em bạn đạo với ông còn có ông Mai Văn Lai cũng rất ham học. HT.Thích Thiện Phước đến chùa lúc 15 tuổi để học kinh Trường A Hàm thì lúc này hai ông đã thuộc nằm lòng. Một thời gian sau, nghề đã vững, hai ông hoàn tục và lập gia đình, mở cơ sở phát triển nghề. Tính ra xóm tượng Phật này được hình thành khoảng hơn 80 năm.

Nét đặc trưng của xóm tượng Phật là các nghệ nhân đều giữ được nét riêng của nghề làm tượng của cha ông khi giữ được nét đẹp của tượng Việt Nam . Đó là nét mặt của tượng đất sét hay tượng Mục đồng thuở ban đầu theo mẫu dân gian Nam Bộ, dù thô mộc nhưng đó là nét đẹp đặc trưng của tượng Nam Bộ hiện thường thấy ở những pho tượng chất liệu gỗ, đất sét, thạch cao cổ còn thờ tại các ngôi chùa cổ TP.HCM.

Hiện nay, tại chùa Giác Hải còn lại pho tượng thờ của HT.Thích Từ Phong, Tổ khai sơn chùa Giác Hải do ông Tám Cốt tạc. HT.Thích Thiện Phước cho biết, lúc sinh thời mỗi sáng HT.Thích Từ Phong phải ngồi làm mẫu để ông Tám Cốt tạc từ từ vì thế bức tượng rất giống với người thật đến từng nếp nhăn trên gương mặt. Và, một bức phù điêu chín rồng phun nước lúc Đức Phật đản sinh do ông Bảy Chánh thực hiện. Hai di vật này thể hiện nét đẹp rất sắc sảo và tinh tế.

 “Tổ nghề” và truyền nhân

Theo HT.Thích Thiện Phước, ông Mai Văn Lai, ông Bảy Chánh mới đầu học làm tượng Phật, bao lam… điêu khắc trên gỗ, vì lúc đó gỗ rất nhiều. Nhu cầu mỗi lúc một khác, ông Huệ Ngân có sáng kiến dạy học trò cách làm tượng bằng cách độn rơm làm nộm, sau đó bẻ sắt đắp lên làm cốt và trét xi măng trộn cát đắp bên ngoài, sau đó tô vẽ lại nên tượng vừa nhẹ, đẹp mà lại rất bền.

Tuy ông Huệ Ngân, ông Tám Cốt là người đầu tiên làm điêu khắc, đắp tượng Phật trong xóm nhưng hai ông Lai và Chánh mới được xem là “tổ nghề” làm tượng Phật vì hai ông có công phát triển, có tiếng, có hậu duệ truyền nghề và giữ nghề. Sau này, hai ông phát triển nghề đến mức hưng thịnh, con cháu đều theo học, như gia đình Lê Văn Chánh đã có 3 thế hệ liên tiếp làm nghề. Theo đánh giá của HT.Thích Thiện Phước thì hiện nay trong số những người kế nghiệp có Ba Tiến (cơ sở Lê Văn Chánh) là nghệ nhân khéo tay, giỏi nghề và nổi bật nhất ở xóm này.

Ở xóm tượng Phật này không chỉ có nghệ nhân nam mà còn có nhiều chị cũng được truyền nghề, hai gia đình Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh đều có các chị theo nghề, cũng làm được tất cả các công đoạn của một pho tượng. Nhưng thường các chị đảm trách những khâu đòi hỏi sự khéo tay như vẽ gương mặt, sơn hoặc thếp vàng. Em Trúc mới 16 tuổi nhưng đã có hai năm trong nghề. Trúc cho biết muốn làm được tượng phải học chăm chỉ, mới đầu ông bà chủ cho vào học nghề phải trải qua khâu dọn dẹp, sau đó mới được học sơn tượng. Qua hai năm học nghề, Trúc đang trong giai đoạn sơn tượng. Chị Tuyết Nga, chủ cơ sở Bửu Trung (nơi Trúc đang theo học) chị cũng là thợ chuyên vẽ mặt tượng Phật, một công việc khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay.

Chị Nguyễn Thị Kim Anh là vợ của nghệ nhân Ba Tiến cũng là chủ Cơ sở Lê Văn Chánh,

“Trai gái trong xóm lớn lên đã biết nghề và được truyền nghề làm tượng Phật, có kinh nghiệm, có vốn liếng lại ra mở cơ sở riêng. Nhiều người thợ nghe tiếng đến làm thuê rồi mở sơ sở… vậy là nên cả xóm làm tượng Phật đông đúc đặc trưng ở hẽm chùa Giác Hải. Dù chùa Giác Hải không làm tượng Phật nhưng suốt gần một thế kỷ qua ai cũng biết đến chùa như là “gốc rễ” của nghề, đó cũng là cái duyên của những pho tượng Phật xuất xưởng từ xóm tượng này. Từ cái gốc “hai ông đạo” làm nghề tạc tượng Phật mà thành hình và phát triển cả một làng nghề, ấy cũng là do cái tâm, cái đức của những nghệ nhân để lại trên hình tướng của mỗi tác phẩm tâm linh góp phần làm nên nét đẹp, niềm tin Phật trong tâm hồn mỗi người.” HT.Thích Thiện Phước chia sẻ.

người theo nghề làm tượng Phật từ khi về làm dâu. Chị cho biết, nghề làm tượng Phật khá vất vả và nặng nhọc. Làm một tượng phải trải qua nhiều công đoạn nhưng khó nhất là tạo mẫu khuôn cho mỗi bức tượng, thường bức tượng được ghép lại từ nhiều khuôn khác nhau…sau đó ráp lại hoàn chỉnh, sơn và vẽ gương mặt Phật. Theo chị Anh, nhờ vào uy tín của cha chồng và tay nghề giỏi của nghệ nhân Ba Tiến mà cơ sở được sự tín nhiệm của nhiều chùa, gia đình khắp nơi đến đặt tượng. Những pho tượng Quán Thế Âm 8 - 10 mét lộ thiên, hay tượng Thích Ca Mâu Ni tọa tòa sen được tôn trí nhiều ở chánh điện chùa cao 5 - 6 mét cũng được khách hàng tin tưởng. Cơ sở cũng gởi tượng Phật theo những chuyến tàu vượt đại dương đến

Mỹ , Canada

.

Cùng với sự phát triển của xã hội, do nhu cầu tâm linh nhiều gia đình, đền, chùa khắp nơi đến đây đặt tượng Phật về thờ cúng, ngưỡng vọng và chiêm bái. Do đó, nghề này đã tồn tại nhiều thập niên qua mà không hề bị “co lại” như một số nghề truyền thống khác tại khu vực này. Ngày nay, tượng Phật ở xóm này khá đa dạng, phong phú từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp, các danh nhân, Tứ đại Thiên vương… khá nhiều kích cỡ. Nhu cầu ngày càng đa dạng, nghệ nhân làng tượng cũng đã thực hiện những pho tượng Phật có gương mặt “sang và sáng” hơn, tính chất “Tây hóa” trên gương mặt tượng Phật cũng được nhiều người yêu cầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều khách hàng rất khó tính, chỉ yêu cầu nghệ nhân thực hiện tượng Phật có gương mặt truyền thống, tức gương mặt toát lên cốt cách của người Nam Bộ. Và, vì thế xóm tượng Phật ở Q.6 đã làm nên một phong cách tạc tượng Phật khác biệt là: “Giữ được cái gốc của xứ mình”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.

Thông tin hàng ngày