ĐĐ. Thích Tâm Mẫn "nhất bộ nhất bái" trong mưa gió qua đèo Cả (Phú Yên)

(GNO-Khánh Hòa, Phú Yên): Trong những ngày này, dù là cuối mùa mưa gió của miền Trung nhưng hành trình “nhất bộ nhất bái” (đi 1 bước, lạy 1 lạy) của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn vẫn được thực hiện như đã định và đang cần mẫn vượt từng cây số một trên đèo Cả.
YT (1).JPG
Hành trình "nhất bộ nhất bái" đi qua đèo Cả heo hút -
Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Cho đến trưa ngày 22-11, ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã tiến gần sát đến giữa đèo Cả, khu vực ranh giới tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên dưới những cơn mưa nặng hạt kèm theo gió mạnh và khí lạnh từ miền Bắc tràn vào. Theo quan sát của chúng tôi, do mưa kéo dài và tiết trời khá lạnh nên toàn thân Đại đức ướt sũng kể cả bộ y Tỳ kheo khoát phía ngoài, mỗi bước lạy là mỗi sự cố gắng càng lướt trước những cơn gió giật mạnh nơi ngọn đèo heo hút này. Tháp tùng cùng Đại đức còn có khoảng gần 10 vị Phật tử địa phương niệm Phật đi theo phía sau và vài vị thanh niên giữ trật tự đồng thời báo hiệu cho các phương tiện giao thông đang qua đèo.

YT (5).JPG
Kiên trì những bước lạy -
Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Anh Phạm Thành, một người dân địa phương thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã theo chân Đại đức trong suốt đoạn đường dài từ đầu tỉnh Khánh Hóa cho biết, mặc dù thời tiết không được thuận lợi nhưng trung bình hàng ngày Đại đức vẫn "nhất bộ nhất bái" khoảng 8 tiếng, giống ngày bình thương. “Tuy nhiên do đường lên đèo Cả dốc cao và có những ngày gió mạnh thổi ngược chiều kèm theo mưa nặng hạt nên Thầy chỉ có thể đi được trên dưới 1km/ngày trong khi với đoạn đường bằng phẳng có thể đạt được 2km.”, anh Thành nói.

YT (6).JPG
 Giữa cơn mưa và gió giật mạnh trên ngọn đèo
hùng vĩ nhất miền Trung - Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11
YT (10).JPG
ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã đi qua chặng đường dài
gần 540km khi đang ở giữa đèo Cả - Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Hành trình "nhất bộ nhất bái" của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn bắt đầu từ mùng 2 Tết Kỷ Sửu (2009), xuất phát tại chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) đi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Dự kiến hành trình sẽ được hoàn tất viên mãn trong thời gian 4 năm. Kể từ khi thực hiện đến nay, tâm nguyện của Đại đức đã gây xúc động mạnh đến cộng đồng cư dân mạng cũng như quần chúng địa phương tại mỗi nơi đi qua. Tâm sự với chúng tôi, anh Thành bộc bạch: “Bản thân gia đình có thờ Phật nhưng không thuần thành nhưng khi biết được hạnh nguyện của Thầy tôi vô cùng cảm phục vì mình không thể nào làm được như thế. Tự đáy lòng, tôi đã phát tâm tham gia giữ trật tự để hỗ trợ cho Thầy trong suốt đoạn đường xuyên qua tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian đến, vì bận công việc làm ăn không thể tiếp tục cùng Thầy đi các tỉnh, thành khác nhưng có điều kiện tôi sẽ có gắng tìm đến để vấn an sức khỏe Thầy.”

Đèo Cả là một con đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất tại miền Trung Việt Nam, nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Đỉnh đèo có cao độ 333m vượt dãy núi Đại Lãnh với chiều dài tổng cộng 12km trong đó 9km thuộc địa phận Phú Yên và 3km thuộc địa phận Khánh Hòa. Đèo nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn (Hốc Ao) và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn). Nếu như đi qua khỏi đèo Cả, Đại đức Thích Tâm Mẫn sẽ "nhất bộ nhất bái" được 542km tính từ TP.HCM.

Sau đây là những hình ảnh tiếp theo mà phóng viên Giác Ngộ ghi nhận được ở giữa đèo Cả (thuộc tỉnh Phú Yên) vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 22-11 vừa qua về hành trình "nhất bộ nhất bái" của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn. Xin giới thiệu đến quý độc giả:

YT (3).JPG
YT (2).JPG
YT (4).JPG
YT (7).JPG
YT (8).JPG
YT (9).JPG

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày