Dòng họ hiến… xác

GN - Từ thời trai trẻ, cụ đã chọn một hướng nghiệp cứu người khi quyết định làm thầy thuốc. Vào tù ra khám, cụ vẫn nuôi nguyện ước cứu người. Lúc nhắm mắt xuôi tay, cụ vẫn còn muốn cứu người khi quyết định hiến xác cho khoa học. Đó là cụ Dương Tự Tín, ở xã Hòa An, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp…

Tâm nguyện cứu người

Nhà cụ Dương Tự Tín nằm sâu trong xã Hòa An, TP.Cao Lãnh nhưng không khó tìm. Người dân ở đây, ai cũng biết đến cụ với biệt danh Năm Tiêm. Từ khi còn trẻ, cụ Tín là một thầy thuốc hay giúp người nghèo khó. Cũng vì nghĩa cử “Đem đức, đem tài tế độ nhân”, cụ Tín từ một thầy thuốc Nam đã nỗ lực học thêm Tây y với chủ tâm tìm một phương pháp Đông Tây y kết hợp, trị bệnh hiệu quả hơn cho mọi người.

Từ sau khi học thêm “món” Tây y, cụ Tín khá nổi tiếng với việc tiêm thuốc trị bệnh. Người dân trong xã gọi cụ thân mật với cái tên theo nghề tiêm thuốc là Năm Tiêm. “Anh Năm Tiêm rất siêng năng, cần mẫn. Từ đây mà lặn lội qua Long Xuyên học chữ Nho, rồi khi đã là thầy thuốc giỏi nghề mà vẫn tầm học thêm Tây y; cũng vì mong muốn kiếm tìm một phương pháp chữa bệnh hiệu quả hơn để cứu người”, ông Dương Văn Phùng, em trai cụ Tín nhớ lại.

ANH TD (1).jpg

Anh Dương Văn Tài (bìa trái) không chỉ đăng ký hiến xác
mà còn trở thành một “tuyên truyền viên”
- Ảnh: Trọng Bình

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhà cụ Tín là nơi nuôi chứa nhiều cán bộ hoạt động cách mạng. Nhiều lần cụ Tín phải vào tù ra khám cũng vì cái “tội” thân cộng. Nguy hiểm tính mạng bao nhiêu cụ cũng không màng; với cụ, cứu người là trên hết, sống chết vì nghĩa lớn…

“Một lần, ba tôi họp mặt đông đủ gia đình và bày tỏ nguyện vọng sau khi qua đời sẽ hiến xác cho khoa học. Mọi người ai cũng bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì bẩm tính cứu người của cụ. Thế rồi, ai cũng ủng hộ quyết định ấy của cụ”, anh Dương Văn Tài, con trai cụ Tín kể lại.

Năm 2007, đông đảo dân làng dự đám tang cụ Tín, ai cũng kính cẩn nghiêng mình vì lần đầu tiên dự tang lễ một người tiên phong hiến xác cho khoa học. Gia quyến, cháu con cũng khỏi xao xuyến, chạnh lòng khi lần đầu tiên đưa tang một người không phải về nơi an táng mà về Trường Đại học Y Dược ở TP.HCM, nơi cụ Tín đăng ký hiến xác.

Năm 2012, vợ cụ Tín là cụ bà Phan Thị Mận khi qua đời cũng đã hiến xác cho y học. Có lẽ, nghĩa cử và tinh thần nhân văn cao cả của vợ chồng cụ Tín đã truyền sang thế hệ con cháu khi những người con trong gia đình họ Dương sau đó cũng đã đăng ký cam kết hiến xác cho y học khi họ qua đời.

Cha truyền con nối

Tiếp nối tinh thần “Đem đức, đem tài tế độ nhân” của cha mình, anh Dương Văn Tài không chỉ đăng ký hiến xác mà còn trở thành một “tuyên truyền viên”, vận động nhiều người cam kết hiến xác cho ngành y sau khi qua đời. Trong nhiều năm kiên trì và có phần lặng lẽ, anh Tài đã vận động được hàng chục người…

Hiến và vận động mọi người hiến xác là vấn đề vô cùng tế nhị và phức tạp. Bởi, điều đó đụng chạm đến tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức, nhân sinh quan… Dương Văn Tài đã vượt lên tất cả… Chính đạo nghĩa cứu người đầy tính nhân văn cao cả của cha mẹ là động lực thôi thúc anh Tài tự thân đi vận động mọi người hiến xác cho y học.

 “Cha tôi từ khi còn là một thanh niên đã chọn “nghề cứu người” khi ông quyết định làm thầy thuốc. Cách mạng về ông cũng nuôi chứa, cưu mang. Vào tù ra khám, ông cũng không màng… đến khi sự sống không còn, ông vẫn còn nghĩ đến việc cứu người bằng quyết định hiến thân xác cho ngành y”, anh Tài tâm sự.

Dương Văn Tài (sinh năm 1960), hiện công tác tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

Những người con cụ Tín không ai đi theo nghề thầy thuốc nhưng tâm nguyện noi theo cha, tinh thần cứu người thì ai cũng muốn tiếp nối. Bốn người con trong gia đình họ Dương cũng đều đã đăng ký hiến xác. Anh Tài cũng đã vận động được ba mẹ vợ và anh vợ mình đăng ký hiến xác. Mẹ vợ là bà Vương Thị Hai (sinh năm 1937, đã mất và đã hiến xác cho Trường Đại học Y Dược TP.HCM vào tháng 6-2013; còn ba vợ và anh vợ cũng đã có Giấy chứng nhận hiến xác.

“Tuyên truyền viên… hiến xác”

Anh Tài tâm sự: “Việc hiến xác đã có ý nghĩa, vận động được nhiều người hiến như mình thì ý nghĩa sẽ nhân lên thêm gấp nhiều lần”. Cũng vì ý nghĩa này nhiều năm qua, Dương Văn Tài đã kiên trì và lặng lẽ tự nguyện làm một “tuyên truyền viên” hiến xác. “Từng trăn trở khi hiến xác nên tôi rất hiểu nội tình, nội tâm… Tôi biết cách phải nói sao cho người ta hiểu được ý nghĩa cao cả của việc hiến xác”, anh Tài chia sẻ.

Anh Ngô Văn Phụng (ở phường 3, TP.Cao Lãnh), một người được anh Tài vận động và đã có Giấy chứng nhận hiến xác cho biết, nhờ anh Tài mà anh biết được vấn đề hiến xác cho khoa học. “Trước hết là bản thân anh Tài (đã đăng ký hiến thi hài) làm tôi khâm phục. Chính cụ Tín và anh Tài làm thay đổi cách nghĩ của tôi về lẽ sống. Kiếp này lo sống tốt đi đã, kiếp sau, kiếp khác gì đó nếu có thì mình càng tự hào vì đã một kiếp sống đẹp”, anh Phụng nói.

Tính đến hiện nay, số lượng người tình nguyện hiến xác cho ngành y do anh Tài vận động “được” đã lên đến trên 50 người. Trong số này hơn một nửa đã có Giấy chứng nhận…

“Số lượng 50 người là con số chắc chắn hiến, chỉ còn là thủ tục, chứ số lượng người được tôi vận động hoặc đang “nghiên cứu, cân nhắc” thì còn nhiều hơn nữa”, anh Tài khẳng định.

Giờ đây, mọi lúc mọi nơi, đi đâu anh Tài cũng mang theo bên mình một chiếc cặp với đầy đủ hồ sơ giấy tờ để vận động mọi người hiến xác cho y học.  l

“Qua báo chí, tôi cũng muốn góp ý một chút với Đại học Y Dược: trong phần nghi lễ nhận thi hài (của những người đã đăng ký hiến) nên có phần vinh danh, chỉ vài phút nói lên lời cảm ơn đối với vong linh người hiến (đọc thư cảm tạ cũng được) để cho mọi người tham dự được biết (vì người tham dự không chỉ có dòng họ, gia quyến mà còn có nhiều người khác). Đó cũng là một hình thức vận động mọi người tham gia hiến xác cho khoa học”, ông Dương Văn Tài nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày