Đồng Nai: Giải pháp thỏa đáng về đất chùa Thiên Chơn(Định Quán)

Tượng Đức Bổn Sư (trên) và Đức Quán Thế Âm (dưới) phía sau chùa Thiên Chơn
Tượng Đức Bổn Sư (trên) và Đức Quán Thế Âm (dưới) phía sau chùa Thiên Chơn
Năm 1969, ông bà Hà Văn  Thôn và Nguyễn Thị  Nhung đã xây dựng chùa  Thiên Chơn (Khu di tích núi Ba Chồng) trên mảnh đất chiều ngang 82m và sâu 500m dọc theo Quốc lộ 20. Đây là đất do ông bà Thôn - Nhung khai phá cất chùa và trồng cây ăn trái do ĐĐ.Viên Thông trụ trì (tờ hiến đất chùa có chứng thực của Ủy ban Hành chánh xã Định Quán vào ngày 18-12-1969).

 Sau năm 1975, do thiếu vị trụ trì UBND thị trấn Định Quán trưng dụng một phần đất của nhà chùa làm trụ sở và hội trường. Năm 1991, tại phần đất của nhà chùa được dựng lên thêm một Nhà Văn hóa-Thông tin huyện khiến tổng diện tích của nhà chùa (41.000m2) bị chiếm dụng đến 2/3 diện tích. Bị thu hẹp diện tích, chùa Thiên Chơn không còn đất để xây dựng và trồng hoa màu kinh tế tự túc. Do bị những người xấu ở xóm chùa bên cạnh vào trộm cắp, nhà chùa có xây bức tường cao khoảng 1m từ ngoài đường vòng vào sâu đến chân các hòn núi đá. Tháng 6-1995, các ngành chức năng huyện Định Quán đã tiến hành đo đạc phần đất của nhà chùa và cho đến cuôi năm 1999, UBND huyện đã họp thống nhất diện tích đất sử dụng mà tỉnh giao cho chùa Thiên Chơn. Phiên họp này cũng xác định chùa Thiên Chơn nằm trong khu thắng cảnh đá Ba Chồng đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận. Vì vậy, UBND huyện đã có tờ trình và UBND tỉnh đã đồng ý cấp quyền sử dụng đất cho chùa, tính từ Quốc lộ 20 vào đến tường rào phía sau khoảng 4.000m2. Tuy nhiên, tại đây có tượng Phật Bà Quán Thế Âm (xây 1963) và tượng Đức Bổn Sư trên mỏm núi đá (xây năm 1969) do chùa xây dựng lại bị lọt ra ngoài phần đất được cấp cho chùa. Ngoài ra, chung quanh đó còn có miếu Quan Âm, do đó SC.Như Liên đã đề nghị nên giao thêm phần đất có tượng và miếu để nhà chùa thờ cung vì đây là công trình xây dựng của chùa từ lúc mới hình thành.

Tháng 1-2000, Sở Địa chính Đồng Nai đã có báo cáo về việc giao quyền sử dụng đất cho chùa Thiên Chơn, theo đó diện tích đo đạc còn lại (trừ phần đất bị trưng dung làm Nhà Văn hóa-Thông tin) là 11.991,5m2, trong đó diện tích lộ giới Quốc lộ 20 là 336m2, còn lại là 11.655,5m2. Báo cáo xác định việc hiến đất của ông bà Thôn - Nhung cho BĐD GHPGVN thống nhất quận Định Quán (cũ). Theo ý kiến của Sở Địa chính thì không giao đất cho chùa Thiên Chơn theo ranh giới có sẵn trước đây mà chỉ giao đất theo hiện trạng chùa sử dụng (từ Quốc lộ 20 vào đến tường hàng rào hiện hữu). Như vậy thì tượng Đức Bổn Sư xây trên đa Ba Chồng và miếu Quán Thế Âm lọt ra ngoài tầm quản lý và sinh hoạt tín ngưỡng của chùa mà đây thuộc về giáo sản. Hơn nữa, nếu tính từ năm 1975 đến 1995, từ 41.000m2 đất chùa, thì hiện nay nếu tính theo diện tích đất mới được cấp quyền sử dụng thì nhà chùa coi như bị chiếm dụng hơn 3,5ha (khoảng 35.000m2), tức là chùa chỉ còn lại 6.000m2.

SC.TN Diệu Hòa, được ủy quyền thừa kế quản lý chùa Thiên Chơn cho biết nguyện vọng của nhà chùa là muốn giữ lại những nơi đã từng xây dựng để thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng. Cụ thể là tượng Phật trên đá Ba Chồng và miếu Quan Âm, ngoài ra nhà chùa yêu cầu giữ nguyên trạng theo sơ đồ phần đất đã được UBND xã xác nhận cho chua trước đây.
Như vậy, về mặt tổng quan sự việc chùa Thiên Chơn, chúng tôi thấy rằng việc UBND huyện Định Quán sau năm 1975 trưng dụng đất chùa làm trụ sở và sau đó xây dựng Nhà Văn hóa huyện mà không có văn bản mượn, không được sự chấp thuận của đại diện chùa là bất hợp lý, bởi vì chùa quản lý đất trên cơ sở hợp pháp (có sơ đồ khu đất và có giấy hiến cúng hợp lệ). Việc quy hoạch khu đất cảnh quan của UBND tỉnh Đồng Nai nên có giải pháp kêt hợp với chùa Thiên Chơn để tạo ra khu thắng cảnh du lịch sinh thái tâm linh đá Ba Chồng, chứ không vì quy hoạch thắng cảnh rồi thu hẹp diện tích đất chùa là không hợp tình hợp lý, làm sai lệch đi về chính sách bảo hộ nơi thơ tự của Nhà nước, hơn nữa trong đó có việc lấn chiếm đất đai là tài sản Giáo hội.

Chúng tôi cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai, UBND H.Định Quán, Ban Tôn giáo tỉnh, Thường trực BTS PG tỉnh Đồng Nai và chùa Thiên Chơn nên có phối hợp bàn bạc thống nhất và có trách nhiệm xem xét hai giải pháp:
1- Có chính sách đền bù phần đất mà Nhà nước đã trưng dụng xây trụ sở và nhà ở (35.000m2) cho chùa Thiên Chơn.
2- Giao hẳn khu tượng Đức Bổn Sư và Đức Quán Thế Âm cho chùa Thiên Chơn quản lý, thờ cúng trong khuôn viên sinh hoạt tín ngưỡng của nhà chùa, phù hợp với thắng cảnh sinh hoạt văn hóa tâm linh chung cho Tăng Ni, Phật tử.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Ngày Phật đản sinh

GNO - Đối với tất cả các tôn giáo, ngày đản sinh của vị giáo chủ là ngày vô cùng trọng đại. Riêng với đạo Phật, ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni là ngày thiêng liêng của người Phật tử, ngày ấy đã trở thành ngày lễ lớn nhất, một sự kiện vĩ đại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người.

Thông tin hàng ngày