Đốt chùa, đập tượng Phật ở Hàn Quốc khi cải đạo vào giai đoạn lửa

Giác Ngộ - Một trong những nhiệm vụ quan trọng của những nhà nghiên cứu khoa học xã hội là dự báo, tiên lượng, với cách thường làm là đưa ra những kịch bản, những tình huống, những khả năng, dự báo xác suất giữa chúng, cũng như dự báo cấp độ.

>>>> Cải đạo, một biến tướng của sự cuồng tín tôn giáo

Ở đây chúng tôi cũng theo cách làm thông thường là dự báo những tình huống. Tuy nhiên, chúng tôi bám sát trường hợp Phật giáo Hàn Quốc, Phật giáo của một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của việc cải đạo, để từ đó đưa ra những tình huống có thể xảy ra cho Phật giáo Việt Nam .

hanquoc-2.gif

Chư Tăng Phật giáo Hàn Quốc biểu tình chống kỳ thị tôn giáo năm 2008

Trải qua nhiều biến động lịch sử phức tạp, mà một Phật giáo Hàn Quốc cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm, Phật giáo ở Hàn Quốc hiện nay đã là một tôn giáo thiểu số đứng hàng thứ hai, sau Cơ Đốc giáo.

Phật giáo chỉ chiếm 22,8% dân số Hàn Quốc (theo Wikipedia, mục từ “Religion in Korea ”), trong khi Cơ Đốc giáo chiếm 29,2% (gồm cả Tin Lành và Ca tô La Mã, trong đó, Tin Lành giữ vị trí vượt trên).

Như vậy, dù đã trở thành tôn giáo thiểu số hạng 2 nhưng nếu so với từng nhánh trong Cơ Đốc giáo, mà có thể coi là những đạo riêng, thì Phật giáo vẫn là tôn giáo chiếm tỷ lệ tín đồ hàng đầu ở Hàn Quốc. Con số tỷ lệ đó vẫn là cao nếu so với tỷ lệ  tín đồ Phật giáo trên toàn dân số chỉ là 18% theo thống kê chính thức. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỷ lệ trong khối các nước Đông Á thì tỷ lệ tín đồ Cơ Đốc giáo ở Hàn Quốc cao thứ 3 (sau Philippines và Đông Timor ).

Nhưng so với các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, thì Hàn Quốc lại đứng ở vị trí đầu bảng các nước Ki tô hóa có tốc độ cao nhất.

1/3 dân số Hàn Quốc đã trở thành con chiên, trong khi gần phân nửa được ghi nhận là không tôn giáo và một bộ phận trong số này đang chuyển dịch theo hướng theo Cơ Đốc giáo, mà chủ yếu là Tin Lành.

Hàn Quốc có nét giống Việt Nam ở chỗ cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, có truyền thống Phật giáo Đại thừa 2.000 năm lịch sử, tinh thần Phật giáo ăn sâu vào đời sống tâm linh người dân, nhưng cũng là tâm điểm mũi nhọn của Cơ Đốc giáo, có số tín đồ Cơ Đốc giáo gia tăng nhanh, và đặc biệt đi đầu trong việc cải đạo tín đồ Phật giáo là các giáo phái Tin Lành cực đoan, quá khích và đôi khi cuồng tín.

Hiện tượng cải đạo tín đồ Phật giáo do các giáo hội Tin Lành tiến hành tại Việt Nam diễn ra từ lâu. Trước năm 1975, nó có vẻ cùng mức độ như ở Hàn Quốc. Sau năm 1975, việc cải đạo có vẻ kín đáo hơn, tuy âm thầm mà vẫn diễn ra mạnh mẽ. Nhờ đó, Tin Lành đã đào tạo được một số mục sư, thầy truyền đạo, hoạt động bộc phát trở lại trong những năm 1990, 2000.

Hoạt động cải đạo do Tin Lành tiến hành trong 10 năm nay, từ kín đáo, lặng lẽ, chuyển sang rầm rộ ở bề nổi. Nghĩa là càng định hình sự tương đồng so với Tin Lành Hàn Quốc, và một số hoạt động tại Việt Nam cũng do chuyên gia Tin Lành Hồi giáo tham mưu, tư vấn, chỉ đạo, thậm chí trực tiếp điều khiển từ phía sau.

Sự kiện “lửa cháy Mỹ Đình” cuối năm 2010 đánh dấu một bước trong quá trình hoạt động cải đạo tại Việt Nam, đó là từ âm thầm chuyển sang công khai, rầm rộ, từ công khai rầm rộ chuyển sang thách thức, có tính cực đoan, bằng các sự kiện “bốc lửa”, khiêu khích, thách thức.

Thực tế như vậy, khiến chúng ta có thể đưa ra những dự báo như thế nào về các tình huống cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam, so với quá trình đã diễn ra ở Hàn Quốc, và trong bối cảnh một số người Hàn Quốc phụ trách công tác cải đạo lại có mặt và trực tiếp chỉ đạo hoạt động cải đạo tại Việt Nam.

Cải đạo thông qua phương thức truyền giảng nhà thờ là việc bình thường, nhưng điều đáng nói là việc tổ chức các hoạt động va chạm, khiêu khích mang tính cực đoan quá khích. Đây là các tình huống đã xảy ra ở Hàn Quốc:

- Tình huống dựa vào thế lực chính quyền. Tình huống này chắc chắn không thể xảy ra ở Việt Nam, nhưng chúng ta cũng nên tìm hiểu qua, chẳng hạn như lấy lý do công việc chung loại bỏ bảng hướng dẫn đi đến các chùa, loại bỏ tên các chùa và nội dung hướng dẫn đến thăm trong các tài liệu do nhà nước phát hành, dùng cảnh sát ruồng bố, khám xét quấy nhiễu các chùa, và đặc biệt cảnh sát Hàn Quốc có hành động hạ nhục các nhà lãnh đạo hệ phái Phật giáo Tào Khê bằng cách đối xử như đối với phạm nhân.

- Tình huống dùng những hành động khiêu khích, thù địch bạo lực gián tiếp chống lại Phật giáo để thỏa mãn các cơn hưng cảm phấn khích tôn giáo. Wikipedia, với sự vắn tắt của nó, trong mục từ “Religion in Korea” đã ghi nhận điều này trong phần “Xung đột tôn giáo” với các hoạt động Cơ Đốc giáo chống Phật giáo Hàn Quốc là trường hợp duy nhất (so với các tôn giáo khác).

“Some Korean envanlegical Christians have expressed hostility to Buddhism. There have been several dozen incidents of arson and vandalism against Buddhist shrines and facilities over the last two decades, including the destruction of sever large temples.

In some of these incidents, the perpetrators were identified as Christian, or left messages denouncing “idol worship”.

Bản dịch máy của Google dịch tương đối như sau:

“Một số người truyền đạo Chúa Hàn Quốc đã bày tỏ sự thù địch với Phật giáo. Đã có một số sự cố đốt phá và phá hoại chống lại đền thờ Phật giáo và các cơ sở [Phật giáo] trong hai thập kỷ qua, bao gồm việc phá hủy nhiều ngôi chùa lớn.

Trong một số các sự cố, các thủ phạm được xác định là Ki tô hữu hoặc để lại tin nhắn lên án “tôn thờ thần tượng”.

Việc hô hào làm chuyện chống Phật giáo này là công khai, như Tuyên ngôn Thuộc linh ở Đêm lửa cháy Mỹ Đình. Trong một cuộc truyền giảng đông người ở Busan, người Tin Lành Hàn Quốc đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, hãy để những ngôi đền Phật giáo ở đất nước này sụp đổ xuống” (theo Wikipedia, mục từ “Persecution of Buddhists”: “Lord, let the Buddhist temples in this country crumble down!”, và họ không chờ chúa ra tay mà họ đã ra tay: “Over the course of the last decade a fairly large number of Buddhist temples in South Korea have been destroyed or damaged by fire by misguided Christian fundamentalist. More recently Buddhist statues have been unidentified as idols, and attacked and decapitated in the name of Jesus”).

Tưởng cũng cần nói cho rõ là những việc lén lút đốt phá chùa chiền, tượng Phật của những người theo đạo Cơ Đốc giáo ở Hàn Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài trước khi tổng thống Lee Myung-bak lên nắm quyền, là vị tổng thống công khai ủng hộ các hành động bài trừ Phật giáo.

Theo miêu tả của những tài liệu trên mạng, thì những hành động tôn giáo cuồng tín “in the name of Jesus” này thường là tiến hành ban đêm, rất khó tìm ra thủ phạm thiệt hại gây ra cho Phật giáo Hàn Quốc là nặng nề.

Đây là một tình huống rất có thể xảy ra ở Việt Nam, khi tiến trình cải đạo đã đạt đến cấp độ “lửa” như ở Mỹ Đình tháng 12/2010.

Nói những lời xúc phạm tổ tiên trong đêm phấn hưng nổi lửa khích động đó, họ chẳng còn biết sợ ai, nữa là Phật giáo, tôn giáo hết sức ôn hòa, nhưng là cái gai trong mắt họ.

Có nhiều lý do để Phật giáo Việt Nam chúng ta cảnh giác trước tình huống lén lút đốt chùa phá tượng như ở Hàn Quốc. Ngoài lý do có những người truyền đạo Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam chỉ đạo hoạt động cải đạo, sự cuồng tín lên đến cao độ, người ta có thể tấn công Phật giáo một cách lén lút để giải tỏa ẩn ức trước sự phát triển bề mặt (xin nhấn mạnh, chỉ là phát triển bề mặt) của Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua. Và, cũng có thể là cái cách giống như, họ thù oán một người nào đó, nhưng người đó quá mạnh mẽ, họ không làm gì được, nên trả thù, giải tỏa ẩn ức bằng cách tấn công xâm hại thân nhân của người đó, những người được người mà họ căm ghét yêu quý, trân trọng.

Khi một tôn giáo coi Phật giáo là thù địch, tuyên bố lên cơn phấn hưng, mà tiền sử liên hệ của nó có liên hệ đến việc đốt chùa phá tượng “in the name of Jesus” thì việc cảnh báo như bài viết này để Phật giáo Việt Nam chúng ta đề phòng là điều hết sức cần thiết.

Khi người ta nói đến “cơn phấn hưng”, chúng ta có thể lo ngại như đối với khái niệm “Religious ecstasy” (có thể tạm dịch “thuốc lắc tôn giáo, “kích thích tôn giáo”). Xin xem cụm từ như trên trong Wikipedia. Một bạn đọc đã có ý kiến rất có lý là tụ họp đông người, đốt lửa, uống thuốc lắc, nhảy múa, gào thét… quả là nguy hiểm cho người và cho họ.

Như vậy, bài viết này đã vượt qua giới hạn báo động việc cải đạo, mà đã đến mức báo động về những mối nguy hiểm trong nghĩa bạo lực của việc cải đạo, khi tiến trình cải đạo đạt đến ngưỡng “lửa”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày