Đúc 100 trống đồng dâng Đại lễ 1000 năm Thăng Long

Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội Di Sản Việt Nam… đã tổ chức họp báo giới thiệu các nội dung đúc 100 trống đồng bằng phương pháp thủ công dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long…

Cũng trong buổi họp báo, Ban tổ chức còn giới thiệu về Lễ Cầu an và trưng bày Triển lãm 100 trống đồng tại Văn Miếu Quốc Tử Gám, chương trình biểu diễn mang tên “Nổi trống Lạc Hồng- Hào khí Thăng Long trong đại lễ” và 100 trống đồng được trao cho các tỉnh thành phố, tổ chức cá nhân, doanh nghiệp doanh nhân...

Một sự kiện đặc biệt quan trọng

Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội là sự kiện lớn mang tính lịch sử- văn hoá- chính trị đặc biệt, là dấu ấn trọng đại của cả dân tộc và đặc biệt là thế hệ của những con người đang sống trong giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy. Chúng ta tự hào về một dân tộc, một đất nước có truyền thong hào hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước nồng nàn… Truyền thống ấy bắt nguồn từ nguồn cội, từ truyền thuyết cha rồng, mẹ tiên… từ mẹ Âu Cơ sinh ra 100 người con, 50 người lên rừng và 50 người xuống biển đã kết tinh vào mỗi con người Việt Nam, mỗi dân tộc trong 54 dân tộc anh em đoàn kết mọt long vì hoà bình, độc lập, vì tổ quốc than yêu.

GS. sử học Dương Trung Quốc phát biểu

Đại lễ cùng là niềm tự hào về môt đất nước có Thủ đô 1000 năm tuổi mang trên mình hào khí Thăng Long, sức trẻ Thăng Long – Hà Nội. Tự hào về những bản sắc truyền thống tốt đẹp nối tiếp từ ngàn xưa kết tinh thành văn hoá của mỗi con người Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam.  

GS. Dương Trung Quốc cho biết, để đóng góp vào Đại lễ đặc biệt này, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội Di Sản Việt Nam… đã làm một việc có ý nghĩa đã phối hợp với các doanh nghiệp đúc 100 chiếc trống đồng hình tượng của 100 người con đất Việt chào mừng Thủ đô tròn 1000 năm tuổi. 100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công trên cơ sở mẫu của trống đồng Việt Nam và tạo nét riêng đặc trưng của Đại lễ 1000 năm.

Kích thước trống, đường kính 60cm, chiều cao 48cm (không gồm chân và đế trống), trọng lượng từ 55- 60kg đồng/trống được đúc dựa trên mẫu trống đồng Việt Nam được ký hiệu riêng từng trống trên cơ sở 4 loại trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Quảng Xương, sông Đà. Trống chỉ được thực hiện đúng 100 chiếc và đảm bảo tính duy nhất mang giá trị văn hoá lịch sử…

Sau khi đúc xong 100 chiếc trống đồng sẽ được làm lễ cầu phúc, cầu an và trưng bày tại Văn Miếu Quốc tử giám (Hà Nội) và tiến dâng lên đại lễ qua màn trình diễn “Nổi trống Lạc Hồng”. Đây là một sự kiện táo bạo hoành tráng và ý nghĩa, là một dấu ấn đặc biệt chào mừng Đại lễ… Với 100 chiếc trống đồng được biểu diễn vào đại lễ (dự kiến) với 300 người biểu diễn gồm 200 người đánh trống trình diễn và dự kiến 100 người hợp xướng.

Những nội dung chính

Theo đó, các hoạt động chính trong chương trình đúc 100 trống đồng tiến dâng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội gồm 6 bước quan trọng là:

Ngày 22/12/2009 nghi lễ cầu an cầu phước, cầu quốc thái dân an nhập linh trống đồng, lễ nổi lửa chập lò đúc trống được tổ chức trang nghiêm và hoành tráng tại Đông Sơn- Thanh Hoá.

Hoạt động thứ hai là 100 trống đồng đúc hoàn thành được tổ chức nghi lễ cầu an, cầu phúc và trưng bày tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) 10 ngày nhân dịp Quốc khánh 2/9/2010.

Nhạc sỹ Nguyễn Cường thể hiện một đoạn trong tiết mục "Nổi trống Lạc Hồng- Hào khí Thăng Long"

Nội dung biểu diễn hoà khí 100 trống đồng cùng cồng chiêng với tên gọi: “Nổi trống Lạc Hồng- Hào khí Thăng Long” khoảng 10 phút trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đây là mọt sự kiện độc đáo, hấp dẫn, một ý tưởng hay, táo bạo và hoành tráng là một dấu ấn đặc biệt chào mừng Thăng Long- Hà Nội 1000 năm tuổi.

Lễ rước trống đồng và tiến dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đặc biệt Ban tổ chức đúc một trống đồng có hình ảnh 1000 con rồng thời Lý tặng Thành phố Hà Nội trong ngày Đại lễ. 100 đơn vị, cá nhân là chủ nhân của 100 trống cùng tiến lên dâng Đại lễ và trao tặng TP. Hà Nội.

Sau Đại lễ Ban tổ chức tổ chức sự kiện trọng đại là Lễ bàn giao trống đồng cho các tổ chức cá nhân đã đăng ký và được là chủ nhân trong 100 trống đồng. Lễ trao trống về chủ nhân được tổ chức trang trọng, truyền hình trực tiếp trên VTV. Trao trống kèm theo là bảng vàng chứng nhận ghi danh của chủ nhân trống đồng và hồ sơ ý nghĩa của trống đồng cho chủ nhân của trống.

Hình ảnh của 100 trống và một trống lớn sẽ được trưng bày tại Văn Miếu Quốc tủ giám (Hà Nội) làm kỷ vật lưu truyền cho khách du lịch tham quan và cho các thế hệ mai sau nhớ về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội như một niềm tự hào dân tộc. Trong buổi lễ, Ban tổ chứuc sẽ đấu giá một chiếc trống đẻ ủng hộ giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em nhiễm chất độc da cam với giá khởi điểm dự kiến 500.000.000 đồng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cho biết: Tôi hoan nghênh các cơ quan đơn vị đã có sáng kiến “Nổi trống Lạc Hồng”, đúc 100 chiếc trống đồng và tham gia 1 sổ tiết mục chào mừng đại lễ. Đây là việc làm rất có ý nghĩa, góp phần làm đặc sắc, phong phú thêm cho chương trình ngày Đại lễ, một sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày