Đừng im lặng trước cái xấu

Từ bi trong Phật giáo không có nghĩa là sự chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động, bàng quan.
Từ bi trong Phật giáo không có nghĩa là sự chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động, bàng quan.

GN - Trên một kênh truyền hình thực tế ở nước ngoài sản xuất dàn dựng những tình huống bất thường để biết phản ứng của người chứng kiến, ở đây là câu chuyện về một người mù đến mua hàng ở một tiệm bán thức ăn nhanh. Người mù đã nhờ một người trung gian (do nhân vật trong đoàn làm phim đóng) đếm tiền để mua một ly cà-phê với giá 3 đô-la bên cạnh một người khách tình cờ. Người đàn ông mù đã đưa ra 4 tờ mệnh giá 20 đô-la; nhưng người trung gian tỏ ra muốn giúp đỡ và xác nhận mới chỉ có 4 đô-la.

Vị khách bên cạnh tỏ ra quan tâm câu chuyện; sau một hồi theo dõi, cuối cùng đã lên tiếng nói với người khách bị mù rằng 4 tờ kia đều có mệnh giá 20 đô-la; và đã lịch sự cho biết người trung gian đã nói dối. Hai bên đôi co, vị khách tình cờ vẫn cương quyết tỏ thái độ và xác nhận sự thật, dù người trung gian kia có ý chia phần lợi thu bất chính từ vị khách mù, và cả sự đe dọa dám can dự vào câu chuyện của họ.

Lúc cao trào của câu chuyện, nhóm làm phim đã xuất hiện và nói lời cảm ơn vì sự lên tiếng trước những gian dối mà họ gặp. Hầu hết những người lên tiếng đều buông câu nói đơn giản: “Bình thường thôi, vì nếu ai là tôi gặp trường hợp như thế đều làm vậy!”.

Có thực sự là ai cũng lên tiếng trước những bất công, sự dối trá, lừa lọc… mà họ gặp giữa cuộc đời hay không? Nhiều thông tin trên báo chí đã phản ánh về hiện tượng vô cảm, thờ ơ, xem mọi việc không liên hệ đến mình, hoặc giấu kín cảm xúc bởi sợ sự liên lụy, bị trả thù.

Cuộc sống là tương duyên, chất lượng sống của cá nhân không chỉ bảo đảm được trong không gian chật hẹp, mà chịu sự tương tác với vô vàn điều kiện, nhân duyên khác.

Chúng ta không thể sống yên bình trong môi trường nhiều cái xấu, ác, bất công ngang nhiên hoành hành. Sự an ninh của bản thân và gia đình chúng ta không thể bảo đảm được khi nạn trộm cướp rình rập. Chất lượng cuộc sống sẽ khó có được khi thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường thiếu sự kiểm soát, môi trường bị ô nhiễm, giáo dục chạy theo thành tích, y tế bị thương mại hóa, luật pháp không nghiêm làm mất niềm tin về sự công bằng xã hội…

Nhiều người cho rằng, là Phật tử, chúng ta cần có sự chịu đựng và từ bi, chỉ cần xây dựng sự bình an trong tâm, còn mặc mọi hiện tượng đó, vì đã có người lo theo sự phân công của xã hội. Điều đó có đúng với tinh thần Phật giáo không?

Từ bi trong Phật giáo không có nghĩa là sự chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động, bàng quan. Từ bi luôn song hành với trí tuệ. Từ bi không phải chỉ là lòng trắc ẩn, tình thương thông thường, mà là mong muốn cho người khác bớt khổ, đem lại sự an lạc cho số đông. Như vậy, từ bi không hề là sự yếu đuối, ngược lại, đòi hỏi sự dũng cảm, mạnh mẽ trước những bất công, trước cái xấu, cái ác.

Trong một lần đề cập đến phẩm chất này, ngài Dalai Lama đã viết: “Lòng từ bi không bao hàm ý nghĩa đầu hàng trước sự sai trái hoặc bất công. Khi một hoàn cảnh bất công đòi hỏi sự phản ứng mạnh mẽ, lòng từ đòi hỏi, không phải là thái độ chấp nhận sự bất công, mà là lập trường chống lại nó”. Với ý nghĩa đó, im lặng trước cái xấu, sự bất công là dấu hiệu của sự yếu đuối, không phải là thái độ đúng của người Phật tử.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Đức Thiện đọc toàn văn Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025 tại phiên bế mạc, sáng nay, 8-5

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025

GNO - Tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak 2025, sáng 8-5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ đọc toàn văn Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh; bản tiếng Anh do Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV công bố.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - Ảnh: Đăng Huy

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững...
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Đoàn kết và bao dung không chỉ là học thuyết đạo đức Phật giáo, mà còn mãi là kim chỉ nam cho những suy nghĩ, lời nói, và hành động của con người để xây dựng xã hội an hòa, ít xung đột, tràn ngập thương yêu.

Thông tin hàng ngày