Giác Ngộ 659: Về PG Bình Định, Bến Tre, Lâm Đồng, Hải Phòng

GNO - Gần kề Đại hội của 4 tỉnh trên, nên Giác Ngộ số 659, ra ngày 15-9 ưu tiên trang Phật giáo tỉnh thành cho PG các tỉnh...

Theo đó, PV Giác Ngộ đã gặp và phỏng vấn về các hoạt động Phật sự nhiệm kỳ qua, đặc điểm, ưu khuyết điểm cũng như nhận định, đánh giá, đưa ra phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ mới của các vị lãnh đạo PG các tỉnh Bình Định, Bến Tre, Lâm Đồng, Hải Phòng.

Bìa GN 659, TVD1.jpg
Bìa GN 659 - Thiết kế: Họa sĩ Nhuận Thường

Ngoài ra, còn có phần tường thuật Đại hội của PG Đắk Lắk và Vĩnh Phúc, cũng như tường thuật Lễ tưởng niệm và nhập bảo tháp cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu.

Trong nội dung Hướng tới Đại hội PG TP.HCM có bài phỏng vấn HT.Thích Thiện Tánh, Phó ban Thường trực BTS THPG TP.HCM. Hòa thượng nhấn mạnh: "Tái cơ cấu nhân sự để tăng cường hiệu năng hoạt động của Thành hội".

Ngôi chùa đầu tiên ở miền cao nguyên. Đó là ngôi chùa nào? Mời bạn đón đọc bài viết của CTV Linh Toàn trên số báo này.

Tu Tịnh độ không phải chỉ tụng kinh Vô Lượng Thọ là khẳng định của Tổ Tư vấn Giác Ngộ sau phần đặt vấn đề của bạn đọc như sau: "

Gần đây tôi nghe nhiều người tu niệm Phật nói về hai việc khiến tôi rất hoang mang. Một là, phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ. Hai là, thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đà và tụng kinh Vô Lượng Thọ thôi, không nên tụng những kinh khác. Mong quý Báo giải thích hai vấn đề cho tôi được hiểu để an tâm trong việc tu tập theo pháp môn Tịnh độ truyền thống".

Kính mời bạn đọc đón theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM.

ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày