Giác Ngộ số 697 có gì hấp dẫn?

GNO - Giác Ngộ số 697, có mặt trên các sạp báo vào ngày mai, 14-6 có nhiều tin, bài hấp dẫn, gồm:

- An cư, mạng mạch Phật pháp - bài đăng trên trang Phật học của TT.Thích Phước Đạt.

- Tường thuật về Hội thảo khoa học "50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013) vừa diễn ra vào ngày 11-6, tại Khu Du lịch Phương Nam (Thuận An, Bình Dương) trên trang 6 và 7.

- Vấn đề bản quyền báo chí - bài xã luận của nhà báo Trần Đức - nhân dịp Ngày Báo chí VN, 21-6 sắp tới - đăng ở trang 3. Bên cạnh đó là bài Người làm báo - giới thứ hai & giới thứ tư đăng trên chuyên trang Câu chuyện trong tuần (trang 4, 5).

biagiacngo1.jpg
Bìa Giác Ngộ số 697 - Thiết kế: HS Nhuận Thường

Ngoài ra, số báo này còn có những bài đáng quan tâm khác như: Ý nghĩa Bổn môn Pháp Hoa & Bổn môn Bổn tôn (của HT.Thích Trí Quảng - tiếp theo Giác Ngộ số 696); tiếp theo và hết bài Đối thoại về bất bạo động với Aung San Suu Kyi của GS Cao Huy Thuần; Ít nói & nhiều lời (của Nguyễn Công), Cầu nguyện & cảm ứng, Sự im lặng - là 3 bài viết đăng trên trang Sống đạo; Từ "xấu toàn tập" đến trao yêu thương, Mái ấm của sĩ tử nghèo - là bài viết của PV Như Danh và CTV Triệu Mỹ Ngọc trên trang Phật giáo-Tuổi trẻ.

- Borobudur: Công trình vô giá của Phật giáo và nhân loại - bài dịch của nhà báo Minh Nguyên đăng ở trang Phật giáo nước ngoài; Bảng chữ cái yêu thương - truyện ngắn hay của CTV Diệu Hiếu; trang thơ với sự góp mặt của Võ Khoa Châu, Trường Khánh, Đỗ Trọng Khơi.

Trang Xã hội khởi đăng loạt bài phóng sự về Trường Sa do PV Hạnh Ý thực hiện, bài đầu tiên với tiêu đề Những người thầy gắn tâm hồn với đảo. Còn trang Tư vấn, bạn đọc quan tâm đón xem phần trả lời của Tổ Tư vấn về vấn đề tụng kinh gồm: Tụng kinh được phướcNêu cao chánh kiến (trang 27).

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

GNO

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày