Giác Ngộ số 853: Lòng từ bi & vấn đề công lý

GNO - Bài đăng ở trang 10 của Giác Ngộ số 853, ra ngày mốt, 8-7 có tựa Lòng từ bi & vấn đề công lý. Bài viết mở đầu bởi nhận định - cũng là câu hỏi: Thường người ta hay nghĩ từ bi là sự chịu đựng. Và nó không có chỗ đứng trong quá trình thực thi công lý. Điều đó có đúng như vậy không?

Để làm sáng tỏ mệnh đề trên, nhà báo H.Đ trích giới thiệu một số lời của Đức Dalai Lama, từ sách Beyond religion - Ethics for whole world. Trong đó, có nội dung: "Nguyên tắc của lòng từ - cầu mong cho người khác thoát khổ - không liên quan gì đến việc đầu hàng các hành động sai trái của người khác. Lòng từ cũng không đòi hỏi chúng ta chấp nhận sự bất công một cách yếu đuối. Không hề khuyến khích sự yếu đuối hay thụ động, lòng từ đòi hỏi lòng dũng cảm và nghị lực lớn lao".

Ngoài lời hay trên, bài này còn 9 lời chắt lọc của Đức Dalai Lama từ sách Beyond religion - Ethics for whole world rất đáng suy ngẫm.

b1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 853 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Một bài viết thời sự cũng rất đáng đọc và suy ngẫm là Câu chuyện từ chiếc áo.... Ở bài này, tác giả Thích Pháp Hỷ viết:

Nói đến văn hóa Phật giáo Việt Nam - phạm vi quá rộng lớn, do đó hội thảo tập trung vào các vấn đề liên quan tới kiến trúc, ngôn ngữ và di sản Phật giáo, song chính yếu vẫn là bàn về… chiếc áo - hình thức của người tu sĩ, đâu là dấu hiệu để nhận diện một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, từ sắc phục hàng ngày, y phục sinh hoạt nội tự, giầy dép cho đến pháp phục, các loại mão… thể hiện được giới phẩm, thứ bậc, vị trí của người mang nó trong cộng đồng Phật giáo cũng như khi tham dự các sự kiện quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế thì: Khó có thể hình dung rằng, sau hai ngàn năm du nhập và gắn bó với dân tộc, được cho là tôn giáo, tư tưởng góp phần quan trọng xây dựng nên nội hàm văn hóa dân tộc, hôm nay lại loay hoay bàn về… chiếc áo nào là phù hợp với mình, mang “đặc trưng” dân tộc của truyền thống Phật giáo Việt Nam?

Bạn đọc quan tâm xin mời đọc trang Câu chuyện trong tuần để rõ hơn ý tác giả: Cứ nói là truyền thống Việt Nam, bản sắc dân tộc, nhưng hình thức ăn mặc lại nguyên xi kiểu mẫu Trung Hoa, Đài Loan… thì thật khôi hài!

- Để lòng dân sớm yên

(trang 3) - cũng là bài hay, được nhà báo Hoàng Độ viết nhân vụ Formosa và cá chết ở miền Trung. Qua đó, tác giả chia sẻ, thảm họa ô nhiễm môi trường mà Formosa gây ra  ở vùng biển miền Trung nước ta không phải là “sự cố” đầu tiên của tập đoàn luyện kim này.

Ngoài ra, ở trang Phật học, bạn đọc sẽ tiếp tục theo dõi 2 bài viết tiếp theo số báo 852 gồm Thấy nhân duyên là thấy pháp, thấy pháp là thấy Như Lai (HT.Thích Trí Quảng) và Khai mở tâm thức (Ni sư Ayya Khema).

Từ nhân vật Phan Minh Duy trên mục Mở rộng lòng từ (Giác Ngộ số 851), tuần này, phóng sự Nước mắt người nghèo - kể câu chuyện đẫm nước mắt ở khoa Bỏng - Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là địa chỉ cần giúp đỡ vì theo HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực BTS PG TP.HCM nói với Giác Ngộ sau khi tới trao tiền từ thiện tại đây:

"... trong mùa An cư kiết hạ, Tăng Ni, Phật tử đi ngoại hộ, cúng dường ở các trường hạ là rất tốt. Bên cạnh đó, Tăng Ni, Phật tử nên quan tâm đến bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện TP.HCM, đặc biệt là bệnh nhân bị bỏng vì họ phải chịu đau đớn, phải điều trị lâu dài, rất tốn kém mà đa số họ lại rất nghèo".

Ngoài ra, những bạn đọc có chung thắc mắc Có nên cho trẻ nhỏ quy y? xin mời đọc trang 27 để có được câu trả lời từ Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ.

Kính mời độc giả đón đọc!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vô thường

Lá vàng ắt phải rụng rơi...

GNO - Sớm nay, tôi ghé chùa lễ Đức Quán Âm. Tôi thấy ba vị Tăng cử hành một nghi thức trước đài Quán Âm. Một cỗ quan tài nhỏ, thật gọn, có lẽ bằng ván ép được bốn người khiêng nhẹ nhàng, cúi đầu lễ tôn tượng rồi di chuyển ra khỏi cổng chùa. Ra là một vị cao tuổi ở nhà dưỡng lão của chùa vừa qua đời tối qua.

Thông tin hàng ngày