Giác Ngộ số 856: Bức tử môi trường là tội ác

GNO - Tuần này, Giác Ngộ số 856 đăng nhiều tin tức thời sự, bài viết hay sẽ phát hành phục vụ độc giả vào ngày 29-7.
b1.jpg
Bìa Giác Ngộ số 856 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Đừng im lặng trước cái xấu của nhà báo Đông Thiền trên trang 3 số này, mở đầu bằng câu chuyện trên một kênh truyền hình thực tế để bàn về sự từ bi và dối trá trong đời sống. Cuộc sống là tương duyên, chất lượng sống của cá nhân không chỉ bảo đảm được trong không gian chật hẹp, mà chịu sự tương tác với vô vàn điều kiện, nhân duyên khác. Từ đó, tác giả đặt lại vấn đề của người con Phật: “Từ bi trong Phật giáo không có nghĩa là sự chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động, bàng quan. Từ bi luôn song hành với trí tuệ…”. Kính mời quý bạn đọc tìm hiểu thêm.

Tiếp tục phản ánh về vấn đề bảo tồn, tu bổ di tích còn nhập nhằng về thủ tục hành chánh giữa các cơ quan quản lý Nhà nước dẫn đến một số di tích phải chịu cảnh kéo dài thời gian tu bổ, làm thiệt hại trực tiếp đến di tích, cổ tự. Trên Câu chuyện trong tuần số này, Giác Ngộ đăng Cần quyết liệt và rõ ràng trong công tác bảo tồn - tu bổ di tích (Giao Hảo), di tích chùa Phụng Sơn, Giác Viên là những cơ sở điển hình cho hệ lụy này…

Thời gian gần đây, trên truyền thông đại chúng, nhiều vụ việc phá hủy môi trường: cây xanh, dòng nước, khí, đất... đề cập nhiều gây hoang mang trong quần chúng. Chúng ta đang tự giết mình bằng việc bức tử môi trường chúng ta đang sống. Bức tử môi trường là tội ác (Lưu Đình Long), tác giả viết: “Ai cũng sẽ có tình thương với con cháu, anh, chị, em của mình, và cần biểu hiện tình thương đó một cách có giá trị, đó là hãy trồng cây xanh, gieo lối sống xanh cho đời sống của chính mình và thế hệ mai sau bên cạnh việc kiên quyết, đấu tranh tới cùng trong việc bảo vệ môi trường, chống lại bất cứ ai gieo rắc ô nhiễm cho nguồn nước, khí, đất đai, thực phẩm... của con người”, kính mời bạn đọc đón đọc thêm.

Mùa An cư giữa đại ngàn (Bảo Thiên), đó là mùa an cư nhiều nỗ lực của chư Tăng Ni giữa vùng đất Tây Nguyên đại ngàn còn nhiều khó khăn, để hướng đến giá trị bất di bất dịch của giới luật ngàn đời chư Phật để lại. Chư hành giả xuất gia tại Kon Tum đang trải qua một mùa tịnh tâm trang nghiêm, tìm về nội tâm, vun bồi đạo hạnh.

An cư, sám hối cho tiêu nghiệp - Bài giảng tại trường hạ chùa Huỳnh Kim, ngày 6-7-2016  của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng. Từ những câu chuyện bệnh duyên của chính mình, nhờ siêng năng lạy Hồng danh sám hối mà lúc nào cũng tìm thấy Phật trong tâm, tiêu trừ được bệnh duyên, sống với tâm thanh tịnh. Bằng những chứng nghiệm của bản thân, Hòa thượng khuyên: “Chúng ta lạy Phật cho đến thấy hảo tướng. Theo kinh nghiệm của tôi, nhìn tượng Phật, đương nhiên ban đầu chúng ta tìm tượng Phật có hảo tướng để lạy, nhằm dễ tạo độ cảm tâm giữa mình với Phật. Nhưng khi lạy Phật đến lúc thấy Phật nhìn mình mỉm cười, Ngài bằng lòng với việc tu hành của mình, nghĩa là ta đã đem được hình ảnh Phật vào lòng mình rồi, thì nghiệp chướng trần lao của mình bắt đầu xóa lần…”. Bạn đọc tìm đọc trên Phật học Giác Ngộ số 856.

Bia online.jpg

Bìa thể hiện nét hồn nhiên của Phật tử Tây Nguyên - Ảnh: Trần Thọ

Vì sao ăn chay vào ngày rằm?, Những ngày ăn chay có nên kiêng chuyện vợ chồng? Hai câu hỏi của bạn đọc gởi về tòa soạn sẽ được Tổ Tư vấn trả lời trên số này.

Ngoài ra, Giác Ngộ số 856 còn nhiều bài viết, tin tức hay trên các chuyên trang khác.

Kính mời độc giả đón đọc!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày