Giác Ngộ số 943: Thiền và những biến chứng

GNO - Báo Giác Ngộ số 943, ra ngày 13-4 sắp tới, bên cạnh các thông tin thời sự về Phật giáo trong và ngoài nước trong tuần qua, nổi bật còn có những đề cập xoay quanh vấn đề liên quan đến Thiền, một trong những “danh xưng” thịnh hành, song, đang bị lạm dụng và gây không ít biến chứng như hiện nay.

b1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 943 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Theo đó, trên trang 3 - Xã luận số này, với bài Sống chậm hay sống Thiền?, nhà báo Quảng Kiến đã nhận định:

Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy, hàng ngày tâm ý chúng ta thường bị lẫn lộn và mệt mỏi theo đuổi những thứ mà mình ưa thích và trốn chạy những thứ gây nên cảm giác khó chịu, đó là những biểu hiện của tham - sân, mà cội rễ chính là sai lầm trong nhận thức, tạo nên một sự căng thẳng, khổ đau bất tận. Chỉ khi chánh niệm, tỉnh giác, xả ly, chúng ta mới đạt được trạng thái của hạnh phúc, an lạc và mới có thể làm chủ được bản thân. Nếu sống chậm để có thể dễ dàng nhìn rõ và làm chủ bản thân, ta hãy cứ sống chậm. Nhưng một khi tâm ta đã trở nên thuần thục, thì nhanh hay chậm không là vấn đề, vì trong mọi tình huống ta vẫn có thể tỉnh giác - xả ly. Đó chính là sống thiền trong Phật giáo!

Củng cố thêm khái niệm, đồng thời để nhấn mạnh sự khác biệt giữa Thiền Yoga và Thiền Phật giáo, cũng như tác hại khi hiểu sai hay lạm dụng Thiền, tại trang Sự kiện - Vấn đề, PV Giao Hảo thực hiện bài viết Thiền và những biến chứng:

Với xu hướng nhập thế của Phật giáo, nhìn chung hiện nay thiền được đơn giản hóa về ý nghĩa lẫn cách thực hành, nhằm dễ tiếp cận với số đông quần chúng. Bên cạnh đó, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam những năm gần đây, phương pháp “thiền Yoga” hay “Yoga” dần trở nên thịnh hành và được vận dụng như một phương pháp trị liệu cho cả thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, không ít người, kể cả Phật tử, đã mơ hồ trong việc định nghĩa, nhầm lẫn, thậm chí đánh đồng thiền Yoga với thiền Phật giáo. Việc thực hành sai lạc trong pháp tu cũng gây nên nhiều “biến chứng”, ảnh hưởng không nhỏ đến pháp hành căn bản của Phật giáo...”. Mời bạn đọc xem thêm bài ở tr.7.

Ngoài ra, Câu chuyện về hiến tạng - Kỳ 2: Cần sự thấu hiểu và thêm nhiều người kết nối gửi gắm thông điệp: “Ghép tạng từ người cho chết não tại Việt Nam là một sự kiện trong nền y học nước nhà. Để một ca ghép tạng được diễn ra thành công, ngoài đội ngũ y bác sĩ và người hiến tạng, còn có sự góp mặt không thế thiếu của đơn vị điều phối, kết nối”.

Số này, với bài Hiểu thế nào về đa văn?, tác giả Thích Trung Hữu chia sẻ: “Gần đây tôi đọc trên mạng thấy có một giảng sư trả lời về vô sư trí và sở tri chướng. Vị ấy nói rằng vô sư trí chỉ là sự cường điệu của các thiền sư Trung Hoa và sở tri chướng là không có. Vị ấy lý luận rằng Đức Phật khuyến khích học rộng nghe nhiều, vì ‘đa văn’ là một trong bảy Thánh tài mà Đức Phật đề cập. Thật ra vấn đề này là thế nào?”.

Mời bạn đọc theo dõi lý giải của tác giả ở trang Văn hóa.

Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng Ý nghĩa hồng danh sám hối, ngày 1-3-2018 tại Việt Nam Quốc Tự. Bài viết Kẻ nghèo và bất hạnh nhất (tác giả Thích Nguyên Hùng).

- Trang Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Nói dễ, Làm khó.

- Trang Cuộc sống nhiệm mầuMài gươm trí tuệ (tác giả Thiện Ý).

- Truyện ngắn Ngày mai chị đi tù (tác giả Trần Thị Hương Thảo), và một số bài thơ khác.

Trang Tuổi trẻ là những phút giây lắng đọng với câu chuyện của tác giả Tâm An về Lòng từ của Hiếu. Qua đó, trang báo mong nhận những câu chuyện tương tự về “Phật giáo với tuổi thơ” để cùng chia sẻ về ý niệm lành, dưỡng nuôi những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, bắt đầu bằng việc để trẻ thơ học Phật, phát khởi lòng từ… Bài vở gửi về: phatgiaovatuoitre@gmail.com .

Mảng Phật giáo nước ngoài có bài Đề nghị thành lập Phật giáo Kim Cang thừa Quốc tế (Gia Trúc, theo Xinhuanet), Liên hiệp Phật giáo Ireland được thành lập (Tâm Nhiên, theo The Irish Times).

Quan niệm “con nhà Tông” liệu có đúng là vấn đáp được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ gửi đến bạn đọc ở trang 27.

Còn trên trang Xã hội số này có phóng sự: Xóm điếu ngư thỏa nguyện được lên bờ (tác giả Minh Ngọc - Tiêu Giao).

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

--------------------------

MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018

TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN
NGUYỆT SAN PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 15 HÀNG THÁNG

Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018

- Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn

- Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn

- Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn

  • Tuần báo: quý I: 163.000đ, quý II: 160.000đ, quý III: 160.000đ, quý IV: 160.000đ
  • Tuần báo trọn năm: 643.000đ
  • Nguyệt san: quý I: 38.600đ, quý II: 38.600đ, quý III: 38.600đ, quý IV: 35.400đ
  • Nguyệt san trọn năm: 151.200đ
  • Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 794.200đ

Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy)

Email: pphgiacngo@gmail.com

BAN PHÁT HÀNH

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày