Giỗ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang

GNO - Sáng ngày 10-3, tại tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (thị trấn Ái Tử, Quảng Trị) Ban Trị sự THPG Quảng Trị cùng Tăng chúng bổn tự, đồng hương tỉnh Quảng Trị đã trang nghiêm tổ chức lễ giỗ Tổ Chí Khả, khai sơn tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang.

1QuangTrigioTo1.JPG
1QuangTrigioTo3.JPG

1QuangTrigioTo5.JPG

Chư tôn đức và Phật tử một lòng hướng về Đức Tổ - Ảnh: Không Lực

Chư tôn HT.Thích Chánh Kế, chứng minh BTS THPG Lâm Đồng; HT.Thích Thiện Tấn, Trưởng ban Trị sự THPG Quảng Trị; HT.Thích Trí Hải, Phó ban Trị sự THPG Quảng Trị; HT.Thích Giác Quang, Phó Thường trực BTS THPG Thừa Thiên Huế; HT.Thích Toàn Đức, Phó ban Trị sự THPG Lâm Đồng cùng đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng; TP.HCM; Khánh Hòa; Lâm Đồng… đã về dự và đảnh lễ Tổ sư.

Lễ giỗ lần thứ 370 Tổ sư khai sơn tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang là một trong những lễ hội tâm linh có tầm ảnh hưởng lớn của Phật giáo Quảng Trị. Đây là dịp để chư Tăng Ni và Phật tử đồng hương Quảng Trị có cơ hội quay về đất Tổ, chốn Tổ đảnh lễ, ôn lại trang sử Tổ sư để cùng sách tấn nhau trên bước đường phụng đạo và hộ đạo.

Tổ sư Chí Khả là người Trung Quốc, sang Việt  Nam  đầu sư học đạo với Tổ sư Liễu Quán có pháp danh là Tế Pháp, tự Tánh Tu, hiệu Chí Khả. Năm 1733 Ngài được thọ Cụ túc. Năm 1735 Ngài vân du đến xứ Bàu Voi thuộc địa phận làng Ái Tử xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị dựng am Tịnh Độ (nay là Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang). Ngày 19 tháng 2 năm 1744 Ngài phát đại nguyện thiêu thân thể hiện hùng tâm vô úy cúng dường chư Phật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày