Giới thiệu sách mới: “Một hướng suy nghĩ về giáo dục Phật giáo Việt Nam"

Sách của tác giả Thích nữ Diệu Bản, Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Phó Viện trưởng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, do NXB Khoa học Xã hội ấn hành
Sách của tác giả Thích nữ Diệu Bản, Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Phó Viện trưởng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, do NXB Khoa học Xã hội ấn hành
0:00 / 0:00
0:00

Giáo dục trong các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có một vị trí quan trọng đối với đời sống tôn giáo.

Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam, mạch nguồn giáo dục Phật giáo luôn là dòng chảy không ngừng nghỉ, góp phần đào tạo Tăng tài phục vụ cho công cuộc hoằng dương Chính pháp, lợi lạc nhân sinh và hộ quốc an dân, phát triển xã hội. Đặc biệt, từ năm 1981, đánh dấu mốc cho một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, với sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài luôn luôn là một trong những hoạt động phật sự trọng yếu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phật sự đầu tiên sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981, Trường cao cấp Phật học Việt Nam đã được thành lập tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội. Sau 40 năm hình thành và phát triển, đến nay Giáo hội có 4 Học viện Phật giáo mà tiền thân là trường Cao cấp Phật học Việt Nam: Học viện Phật giáo tại Hà Nội, tại Huế, tại TP.Hồ Chí Minh và tại TP.Cần Thơ.

Hệ thống lớp Cao đẳng Phật học, các Trường Trung cấp Phật học, và các lớp Sơ cấp Phật học hình thành nên hệ thống giáo dục Phật giáo đào tạo nguồn nhân lực cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp và hội nhập quốc tế.

Một hướng suy nghĩ về giáo dục Phật giáo Việt Nam (từ năm 1981-2021)” của tác giả Thích nữ Diệu Bản là công trình nghiên cứu của một vị Ni sư trẻ đã có thời gian dài tâm huyết, gắn bó với công việc quản lý giáo dục và đào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Cuốn sách là một công trình công phu, với các nội dung mang tính hệ thống và xúc tích, cung cấp cho độc giả một cái nhìn khái quát về giáo dục Phật giáo Việt Nam trong mối tương quan của lịch sử truyền thống và hiện đại cũng như giữa giáo dục Phật giáo Việt Nam với giáo dục Phật giáo của một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc... Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Tôi rất hoan hỷ xin trân trọng giới thiệu đến quý chư tôn đức, Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, cùng quý Phật tử.

TT.TS Thích Đức Thiện (Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư GHPGVN)

"Tôi vô cùng hoan hỷ khi nhận được và đọc kỹ bản thảo công trình “Một hướng suy nghĩ về Giáo dục Phật giáo Việt Nam” cảm nhận được tấm lòng của Ni sư Thích nữ Diệu Bản với nền Giáo dục Phật giáo nước nhà. Theo chỗ tôi biết, Ni sư Thích nữ Diệu Bản rất tâm huyết và làm việc trong môi trường giáo dục Phật giáo nhiều năm tại Hà Nội".

HT.TS Thích Bảo Nghiêm (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, Hà Tĩnh)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Trí Quảng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Trồng căn lành và sám hối

GNO - Người đã từng trồng căn lành ở các Đức Phật quá  khứ và có nhân duyên  sâu dày với Phật pháp, thì đời này mới xuất gia được và gặt hái kết quả tốt đẹp. Còn người tu bắt chước, hay tu theo hình thức không thể nào có sở đắc, vì không có căn lành.

Thông tin hàng ngày