Góp phần vun bồi tri thức, điều chỉnh hành vi của xã hội

Góp phần vun bồi tri thức, điều chỉnh hành vi của xã hội
Trong chương trình Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, có nhiều hoạt động nghi lễ, văn hóa nghệ thuật và hội thảo, giao lưu trí thức. Đại đức Thích Đức Thiện (ảnh), Phó Trưởng Tiểu ban đặc trách Hội thảo khoa học "Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" cho biết:

-Trong chương trình Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, có nhiều hoạt động nghi lễ, văn hóa nghệ thuật và hội thảo, giao lưu trí thức. Đại đức Thích Đức Thiện (ảnh), Phó Trưởng Tiểu ban đặc trách Hội thảo khoa học "Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" cho biết:

- Hiện tại, chúng tôi đã nhận được hơn 70 tham luận của các học giả. Đề tài mà các tham luận đề cập đến vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng chủ yếu hướng vào 3 chủ đề chính. Một là, các đại biểu đều mong muốn làm sáng tỏ thêm về tài lãnh đạo, nhân cách của vua Lý Thái Tổ. Ai cũng nhìn thấy ở đây sự kết hợp nhuần nhị giữa giá trị nhân cách của một người Phật tử với tinh thần yêu nước, độc lập tự cường của dân tộc. Tầm vóc không gian và tầm nhìn thời gian thể hiện từ việc dời đô, định đô cho đến quản lý và phát triển đất nước. Thứ hai là, nhiều tham luận đặt ra vấn đề rằng chúng ta phải vận dụng tinh thần đó cả trong hoằng dương Chánh pháp và trong việc phát triển kinh tế xã hội ngày nay như thế nào? Ba là, hướng vào các di sản thời Lý để lại, thêm nhiều những giá trị của di sản văn hóa vật thể và các di tích sẽ được làm sáng tỏ. Đặc biệt vấn đề bảo tồn và phục dựng lại các bảo tháp thời Lý sẽ được tranh luận sôi nổi tại Hội thảo. Trong đó có vấn đề đang "nóng" là phục dựng tháp Tường Long ở Đồ Sơn - Hải Phòng và xác định lại niên đại của tháp chùa Phật Tích.

Hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 29-7-2010 tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội) với sự tham dự của 300 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, học giả nghiên cứu trong và ngoài Giáo hội.

- Có ý kiến cho rằng, nhiều hội thảo được tổ chức với quy mô rất lớn, nhưng tính ứng dụng thực tế chưa nhiều. Đại đức nhận định thế nào về vấn đề này?

ĐĐ.Thích Đức Thiện: Nếu như ở các cuộc hội thảo tổ chức trước đây, các diễn giả chỉ trình bày theo cách thức thông tin một chiều, tức là chỉ đọc tham luận, thì ở hội thảo lần này, chúng tôi sẽ dành một nửa thời gian (toàn bộ buổi chiều) để các đại biểu thảo luận tại chỗ. Xét về tính ứng dụng, không nên nhìn một cách phiến diện. Các hội thảo của Phật giáo không phải là công bố những tiến bộ kỹ thuật mới, như kỹ năng canh tác mới trong việc trồng lúa cho năng suất cao để mà phải ứng dụng ngay vào trong thực tế. Các hội thảo của chúng tôi với mục đích chính yếu là điều chỉnh nhận thức mỗi con người và nhận thức chung của xã hội, mổ xẻ những vấn đề còn chưa rõ, và để chúng ta tiếp nhận những thông tin, tri thức mới. Chẳng hạn, như Hội thảo về Mật tông trong thời Lý soi rọi với sự xuất hiện của các Lạt ma hiện nay. Ở đó, chúng ta làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà trước đây chúng ta chưa thấy để làm tăng thêm tri thức, chứ không phải là bàn về Mật tông để rồi hối thúc cả xã hội phải đi theo Mật tông.

Những tham luận sau Hội thảo sẽ được ấn bản, được báo chí trích dẫn, đưa tin để đến với quảng đại quần chúng không có cơ hội tham dự Hội thảo. Tính ứng dụng của các hội thảo về Phật giáo thường không trực tiếp mà đi bằng con đường gián tiếp. Như, trong xã hội có nhiều cách hành xử chưa đúng thì chúng tôi tổ chức các hội thảo để tuyên truyền cho mọi người dân biết được những điều sai ấy, để qua đó họ tự điều chỉnh hành vi, có đời sống cân bằng, an lạc, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày