Hà Nội: Hội thảo khoa học chùa Yên Phú - Lịch sử và hiện tại

(GNO-Hà Nội): Ngày 12-12 vừa qua, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Ban quản lý danh thắng Hà Nội, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hà Nội, chùa Yên Phú (xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội) đã tổ chức Hội thảo khoa học chùa Yên Phú - Lịch sử và hiện tại nhân dịp hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT. Thích Thanh Sam - Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chư Thượng tọa Phó Chủ tịch HĐTS:  TT. Thích Thanh Nhiễu, TT. Thích Bảo Nghiêm - Trưởng ban Hoằng pháp TƯGH, Trưởng BTS Thành hội Phật giáo TP. Hà Nội, TT. Thích Quảng Tùng - Trưởng ban Từ thiện Xã hội TƯGH cùng chư tôn đức ủy viên HĐTS, BTS Phật giáo các tỉnh thành trong toàn quốc.

Đoàn chủ tọa Hội thảo

Chư tôn đức và đại biểu tham dự

Về phía khách mời có TS. Nguyễn Hồng Dương - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), đại diện Quốc hội, Ban Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, Bộ Công an cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, chư Tăng Ni và Phật tử.

Theo thần tích, từ năm 40 nhà sư Phương Dung ở chùa Yên Phú và hai người con nuôi là Trung Vũ và Ðài Liệu đã tập hợp nhân dân ở vùng Yên Phú tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Ðịnh, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Về sau, vua Lê Ðại Hành đã phong tặng nhà sư Phương Dung là Hoàng thái hậu Tuệ Tĩnh phu nhân, Trung Vũ và Ðài Liệu được phong là Bàn Cảnh thành hoàng linh phù.

Toàn cảnh hội thảo

TT. Thích Bảo Nghiêm phát biểu

Ngày nay, ở làng Yên Phú còn có ngôi mộ, nền ngôi đền thờ nhà sư Phương Dung có niên đại khoảng 2.000 năm, đình làng Yên Phú còn lưu giữ nhiều sắc phong quan trọng, bản sớm nhất vào năm 1639.

Vào năm 1789, chùa Yên Phú được vua Quang Trung chọn làm nơi tập kết quân sĩ, từ đó làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Ðống Ða. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Yên Phú là cơ sở hoạt động của Chi bộ Ðảng xã Yên Phú, nhà sư trụ trì là Ðàm Nghi đã trực tiếp tham gia Việt Minh. Chùa trở thành cơ sở nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, đón tiếp đảng viên, cán bộ cách mạng vượt ngục từ Hỏa Lò. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa Yên Phú là cơ sở hậu cần của lực lượng quân đội bảo vệ Thủ đô.

Từ đóng góp của các thế hệ Tăng Ni trong hai cuộc kháng chiến, chùa Yên Phú đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất và ngày 22-3-1988 đã được công nhận là Di tích lịch sử cần được bảo tồn và phát triển.

Các đại biểu trình bày tham luận

Các tham luận tham gia Hội thảo khoa học chùa Yên Phú - Lịch sử và hiện tại khẳng định bề dày lịch sử, các đóng góp của chùa Yên Phú với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, khẳng định giá trị văn hóa - tôn giáo, đề xuất một số kiến nghị để tôn tạo và xây dựng chùa Yên Phú thành một địa chỉ văn hóa giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc và Thủ đô Hà Nội.

HT. Thích Thanh Tứ ban đạo từ

Nghi thức khởi công xây dựng chùa mới

Phối cảnh chùa Yên Phú mới

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày