Hà Nội: Lễ khai hạ tại chùa Quán Sứ

GNO - Sáng qua, 21-5, nương nhờ Tuệ đức của Đức Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, ngôi đường chủ Hạ trường, Tăng chúng hạ trường tùng lâm Quán Sứ đã long trọng tổ chức lễ khai pháp an cư kiết hạ.

khai ha hn 1.jpg
Lễ khai hạ diễn ra trang nghiêm, hòa hợp

Buổi lễ khai pháp đã được  sự chứng minh của HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Chánh duy na Trường hạ Quán Sứ cùng chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni trong Hạ trường, đạo hữu Phật tử các đạo tràng, tổ Phật tử chùa Quán Sứ và đông đảo Phật tử thập phương cùng về tham dự.

Tại buổi lễ, chư tôn đức trường hạ đọc bình văn, kinh tạng Diệu Pháp Liên Hoa, Hòa thượng Chánh duy na đã giải thích ý nghĩa kinh và ban đạo từ, chúc chư tôn đức Tăng Ni trường hạ một mùa an cư kiết hạ thành tựu, trong nỗ lực tu tập liễm thân tâm - trau dồi giới đức.

khai ha hn 5.jpg
Chư tôn đức trang nghiêm khai hạ, chính thức bước vào mùa an cư 2014

khai ha hn 3.jpg
HT.Thích Thanh Nhiễu giải thích ý nghĩa kinh

khai ha hn 4.jpg
Chư Tăng hành giả

Được biết, thực hiện Thông bạch số 044/TB.HĐTS của Ban Thường trực HĐTS về việc tổ chức An cư kết hạ PL.2558; theo truyền thống và kế hoạch an cư của tùng lâm Quán Sứ - trụ sở TƯGH cũng như sự phối hợp trong công tác tổ chức an cư của BTS GHPGVN TP.Hà Nội phân bổ Ni chúng các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ về an cư tại Hạ trường chùa Quán Sứ.

Theo đó, với tổng số 63 Tăng Ni hành trì và hạ trường tiếp tục khai pháp thuyết giảng nội dung Đại thừa kinh tạng Diệu Pháp Liên Hoa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày