Hà Nội: Náo nức xin chữ “phố ông đồ” Văn Miếu

Giữa cái không gian rộn ràng không khí tết, khi mà người người hối hả, vội vã lo sắm sửa, phố Văn Miếu vẫn giữ được cái yên bình, thanh tịnh với những ông đồ khăn xếp, áo the, bày mực tàu, giấy đỏ trên vỉa hè cho chữ.

Hàng trăm bức tranh chữ được treo dọc khắp bức tường Văn Miếu cổ kính, rêu phong tạo nên cho Hà Nội một nét đặc trưng riêng. Các ông đồ, già có, trẻ có, miệt mài bên nghiên mực tàu và những tờ giấy đỏ.

Bỏ qua cái ồn ào, náo nhiệt của phố xá Hà Nội ngày cận tết, bao người cố gắng đến đây, dạo “phố ông đồ”. Họ ngắm tranh chữ, họ nghe các ông đồ giảng giải về nghệ thuật thư pháp và nhiều người sau khi ra về sẽ đem theo một bức thư họa vừa xin được.

“Phố ông đồ” là tên gọi thân thuộc của phố Văn Miếu trong những ngày cận tết này. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng 20 tháng Chạp âm lịch, các ông đồ lại khăn xếp áo the, rủ nhau ra vỉa hè phố Văn Miếu “họp nhau”, tạo cho con phố này một không gian cổ mà không cũ hiếm có của Hà Nội.

Gần tết, phố Văn Miếu lại được “trang hoàng” bởi những bức tranh chữ.

Hàng trăm bức tranh được treo trên bức tường Văn Miếu - Quốc Tử Giám cổ kính.

Ông đồ già.

Ông đồ trẻ.

Và cả những “bà đồ”.

Chăm chú xem các ông đồ thể hiện tài hoa trên từng nét chữ.

Lắng nghe những giảng giải về nghệ thuật thư pháp.

Thư pháp trên đá.

Vẽ chân dung cũng là một tài của các ông đồ.

Bên cạnh những bức họa còn có các món “đồ cổ” được bày bán.

Một anh chàng nước ngoài thích thú ghi lại hình ảnh về ông đồ già.

Cậu bé ngoại quốc cũng muốn có hình ảnh của mình do các ông đồ vẽ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày