Hải Dương: Lễ tưởng niệm Đệ tam Tổ Huyền Quang

GNO - Sáng 12-2 qua, tại chùa Côn Sơn, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, ban tổ chức lễ hội Mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương năm 2017 long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 683 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Huyền Quang (1334 - 2017) và lễ khánh thành tòa Cửu phẩm liên hoa.  


Hải Dương: Lễ tưởng niệm Đệ tam Tổ Huyền Quang ảnh 1
Đại biểu dự lễ

HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương; TT.Thích Thanh Vân, UV HĐTS GHPGVN, Phó ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương cùng chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương, đông đảo Tăng Ni trong tỉnh và tín đồ Phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự.

Dự lễ tưởng niệm còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng; Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cùng đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương và các tỉnh bạn.

Về phía tỉnh Hải Dương có ông Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo thị xã Chí Linh cùng hàng vạn nhân dân và du khách thập phương.

 

Trước lễ tưởng niệm, ban tổ chức lễ hội đã tổ chức lễ rước nước từ hồ Côn Sơn về chùa Côn Sơn với nghi thức trang trọng, có sự tham gia của hàng trăm người.

 

Ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Trưởng ban Tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 đọc diễn văn khai mạc buổi lễ.

 

TT.Thích thanh Vân cung tuyên thân thế và sự nghiệp của Đệ tam tổ Trúc Lâm - ngài Huyền Quang.

 

Theo đó, ngài Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, ông sinh năm 1254, tại hương Vạn Tư, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 21 tuổi, ngài đỗ đầu khoa Giáp Tuất 1274. Đương thời, ngài là một trí thức nổi tiếng với tài thơ văn, làm việc tại Viện Hàn lâm nhà Trần. Sau bỏ chốn quan trường tìm đến với tôn giáo, kiên trì học Phật pháp, biên soạn kinh sách.

Ngài Huyền Quang đã cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Đệ nhị Tổ Pháp Loa đi khắp đất nước để  thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị Tổ thứ ba của dòng thiền Trúc Lâm.

Những năm tháng cuối đời, ngài về trụ trì chùa Côn Sơn. Tại đây, ngài đã xây dựng Tòa Cửu phẩm liên hoa và tiếp tục biên soạn kinh sách để lại cho đời sau. Tổ viên tịch vào ngày 23 tháng Giêng năm 1334 tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Ngày viên tịch của ngài trở thành ngày giỗ Tổ chùa Côn Sơn.

Gần 7 thế kỷ trôi qua, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc hàng năm đã góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ của riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, tâm linh và lan tỏa” bằng sức sống văn hóa, bằng tâm nguyện của hàng triệu đồng bào trên khắp mọi miền đất nước. Từ đây, tinh thần, ý chí ấy đã lan tỏa ăn sâu vào tâm thức mỗi gia đình, mỗi người dân đất Việt.

 

Tòa Cửu phẩm liên hoa được Thánh tổ Huyền Quang xây dựng vào thế kỷ thứ 14 và hàng năm đều tiến hành lập đàn chẩn tế, tổ chức lễ Liên hoa hội thượng và nghi thức truyền đăng. Trải qua thời gian, các trụ trì chùa Côn Sơn đều giữ gìn, trùng tu tôn tạo Tòa Cửu phẩm liên hoa. Đến thế kỷ 19, thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, đã phá Cửu phẩm liên hoa và nhiều công trình khác của chùa Côn Sơn.

dsc_2851.jpg
Quang cảnh buổi lễ

 

Năm 2015, UBND tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựng Tòa Cửu phẩm liên hoa. Đây là công trình văn hóa đặc biệt với những hạng mục: Tòa Cửu phẩm liên hoa, Tổ đường, Hậu đường.

Sau hơn 2 năm xây dựng, công trình đã được phục dựng hoàn thiện. Kiến trúc Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn gồm cây phẩm 9 tầng và nhà phẩm với kết cấu 3 tầng, 12 mái, cao hơn 12m.

Tháp Cửu phẩm liên hoa có hình bát giác, cao 10,3 m với 9 tầng, mỗi tầng chạm 3 lớp cánh sen. Trên cùng của cây phẩm là tượng Đức Phật A Di Đà tọa thiền trên đài sen. Ở mỗi mặt Tòa Cửu phẩm bài trí tượng Đức Phật A Di Đà ở giữa, thị giả bên trái là Đức Quan Thế Âm Bồ-tát, bên phải là Đức Đại Thế Chí Bồ-tát. Trên Tòa Cửu phẩm bài trí thờ 219 pho tượng Phật được sơn son thếp vàng.

Tòa Cửu phẩm liên hoa là công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc. Công trình được phục dựng hoàn thiện đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống thờ tự của chùa và khu di tích, đồng thời phục hồi các nghi lễ tôn giáo cổ truyền do Thánh Tổ các thời kỳ đã dày công khai sáng, xây dựng góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, BTC cho biết.

 
Hải Dương: Lễ tưởng niệm Đệ tam Tổ Huyền Quang ảnh 3
 
Tại buổi lễ, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh cùng hàng vạn du khách thập phương đã làm lễ dâng hương tưởng niệm 683 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm - Huyền Quang và cắt băng khánh thành Tòa Cửu phẩm liên hoa. Được biết, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1962; năm 2012 được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và trong lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2013, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận lễ hội mùa xuân Côn Sơn và lễ hội mùa thu Kiếp Bạc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức từ ngày 10-2 đến ngày 19-2-2017 (14 đến 23 tháng Giêng âm lịch) với nhiều nghi lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi mang đậm chất truyền thống, dân gian như lễ dâng hương, lễ khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, đàn Mông sơn thí thực, hội thi bánh chưng, bánh dày, vật dân tộc, liên hoan pháo đất...
dsc_2860.jpg
dsc_2877.jpg
Cắt băng khánh thành và hữu nhiễu Tòa Cửu phẩm liên hoa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày