Hàn Quốc: Tìm thấy bản kinh trong bộ tượng Phật cổ

GNO - Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc vừa công bố 29 bản viết tay đã được phát hiện bên trong một bức tượng bằng gỗ thế kỷ 15, trong một tượng Phật A Di Đà ngồi, hôm thứ Hai (16-10) vừa qua. Tượng là một phần của bộ sưu tập của chùa Hải Ấn (Haein) ở tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc.

kinhcohanquoc1.jpg

Các bản thảo kích thước bỏ túi được tìm thấy trong thân bức tượng Đức Phật A Di Đà

Chùa Hải Ấn, được xây dựng năm 802, là ngôi chùa đầu tiên của Tông Tào Khê Phật giáo Triều Tiên, một trường phái Phật giáo Seon (Thiền) và là truyền thống Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, có nguồn gốc hơn 1.200 năm.

Ngôi chùa này nổi tiếng với bộ Tam tạng Triều Tiên, một bộ sưu tập 81.350 bảng khắc gỗ, được khắc vào thế kỷ 13. Đây là phiên bản cổ nhất và toàn diện nhất của kinh điển Phật giáo ở Hanja (Hàn Quốc) trên thế giới.

Các bản thảo được tìm thấy bên trong bức tượng bằng gỗ cũng có từ thế kỷ 13, trước tuổi của bức tượng bằng gỗ. Theo đó, chúng được viết vào năm 1375, trong năm đầu tiên của triều đại vua U (hoặc Woo) của Goryeo (1374-88).

Trong số 29 bản thảo có một quyển nhỏ, đủ nhỏ để được giữ trong tay áo truyền thống của các nhà sư, nói đến lịch sử chi tiết về xuất bản, các hình vẽ Đức Phật và các cảnh Phật khác nhau.

kinhcohanquoc2.jpg

28 trong số 29 bản thảo chứa kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Một cuốn sách có quy mô và độ tuổi này (từ triều đại Goryeo 918-1392) chưa bao giờ được tìm thấy trước đó, làm cho bản thân nó trở thành một báu vật. 28 tài liệu khác có chứa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, một trong những kinh điển Đại Thừa lớn nhất Phật giáo Đông Á.

Các bản viết tay được phát hiện khi bức tượng được mở ra và kiểm tra. Bức tượng này trước đây được khai mở một phần vào năm 1983 trong quá trình phục hồi, nhưng các bản viết tay đã không được tìm thấy vào thời đó.

kinhcohanquoc3.jpg

Bản chụp tia X tượng Bồ-tát Quán Thế Âm (trái) và Bồ-tát Đại Tạng

Tượng Đức Phật A Di Đà là một phần trong một bộ ba pho tượng được cho là tạo tác cho chùa Hải Ấn từ năm 1490 đến 1500. Hai bức tượng kia, một tượng Bồ-tát Quán Thế Âm và một tượng Bồ-tát Địa Tạng, được chụp X-quang để xác định xem có chứa kinh điển hay không. Việc quét cho thấy bức tượng Địa Tạng có chứa một cuộn giấy viết và đồ trang trí bằng kim loại, trong khi bức tượng Quan Âm giữ một cuốn sách có nếp gấp truyền thống. Tôn trọng mong muốn của HT. Hyeam, người đứng đầu Tông Tào Khê và HT. Wongak, một nhà sư cao cấp tại chùa Haein, hai bức tượng này được giữ nguyên như chưa bao giờ được mở ra trước đó trong quá trình bảo tồn hoặc các nỗ lực sơn lại. HT. Jeong-hyun, phụ trách các Vấn đề về Văn hoá của Tông Tào Khê, bình luận rằng các bức tượng này không cần phải được mở ra vì ông đã xác nhận nội dung bên trong bằng cách phân tích bằng tia X.

Lee Yong-yun, trưởng nhóm quản lý tài sản văn hoá của Tông Tào Khê, lưu ý rằng quyển sách bỏ túi có thể được chỉ định là Tài sản Văn hoá Quốc gia. Tông Tào Khê đã đệ trình đơn lên Cục Quản lý Di sản Văn hoá để chọn những phát hiện là những di sản văn hoá quốc gia và nói rằng sẽ tăng cường các nỗ lực để bảo tồn các bức tượng và thánh thư chứa bên trong.

kinhcohanquoc4.jpg

Bộ tượng Tam Thánh thế kỷ 16 vừa được công bố

Cũng hôm thứ Hai, Cơ quan Di sản Văn hoá cũng thông báo rằng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một bộ tam thánh bằng đồng mạ vàng thế kỷ thứ 6 tại tàn tích của chùa Jinjeon, thuộc quận Yangyang, tỉnh đông bắc Gangwon. Bức tượng có ba vị Bồ tát, nổi bật nhất là Bồ-tát Quán Thế Âm ở trung tâm bao quanh bởi một vòng hào quang, với một vị Phật hóa thân trên đỉnh vương miện. Tượng được cho là có nguồn gốc từ thời Tam Quốc (57 TCN - 668), và vì nó được bảo tồn tương đối tốt, có thể sẽ được chọn là một báu vật Quốc gia.

Văn Công Hưng (theo Buddhistdoor Global)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày