Hành hương về cõi bao dung

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách ( Ảnh do nhân vật cung cấp)
Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách ( Ảnh do nhân vật cung cấp)

Là một nhà khoa học, ông còn được biết đến như một nhà văn và dịch giả uyên thâm, với những tác phẩm như suối nguồn trong trẻo đánh thức vẻ đẹp tâm linh: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Mộng đời bất tuyệt… Mỗi lần đọc tác phẩm của ông, trò chuyện với ông, là một lần như được lên đường trong chuyến hành hương từ vật lý đến triết học rồi dừng chân ở tư tưởng Phật giáo, để hiểu hơn cuộc đời.

GNO giới thiệu lại bài phỏng vấn cũ, nhưng câu chuyện thì không cũ giữa Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách và nhà báo Kim Yến.

Năm 2014 là năm bản lề của nửa sau thập kỷ 2010, một thập kỷ đã và đang đặt ra trước con người, cả phương Đông và phương Tây, những thách thức lớn như thế nào về môi trường, về văn hoá và những giá trị sống?

Đến nay, thập kỷ 2010 chứng kiến thay đổi nhanh chóng trong kinh tế và công nghệ thông tin. Những quốc gia, những tập đoàn kinh tế không phù hợp với các thay đổi của thời đại đều lần lượt phải tuyên bố phá sản, hay phải nhờ các quốc gia khác giải cứu. Điều đó chứng tỏ những gì không thích nghi sẽ bị đào thải, bất luận là quốc gia, cơ chế hay một tập đoàn kinh tế. Đó là điều mà hơn chục năm trước, ta ít khi chứng kiến.

Chủ nghĩa thực dụng đang lan tràn khắp nơi, không phải chỉ tại Việt Nam. Các chính quyền của mọi quốc gia chỉ quan tâm đến kinh tế và công ăn việc làm cho dân chúng là đã hết khả năng và phương tiện. Tình hình của chúng ta lại càng bức xúc hơn vì sự phân hoá giàu nghèo quá rõ rệt, nó làm người ta còn chạy theo đồng tiền nhiều hơn và bỏ quên tất cả những giá trị khác.

imagehandler_ashx_imageid_214747.jpg

Những mảng xanh có vẻ như ngày càng hiếm ở các khu đô thị mới của TP.HCM. Ảnh: Trần Việt Đức

Chúng ta đang ở đâu trong thế giới này?

Việt Nam tuy đông dân vào thứ 13 thế giới, trước Đức và sau Philippines, nhưng tiếc thay không đứng vào vị trí xứng đáng. Tôi chỉ mong nước mình có được một thể chế thế nào đó để người dân được dân chủ trong chính trị, tự do trong kinh tế và nhân văn trong văn hoá. “Vẻ đẹp tâm linh” hiện nay là một điều xa vời trên phạm vi toàn xã hội, nó chỉ còn đọng lại rải rác trong các nhóm nhỏ hay trong gia đình.

Những thành phố cũ như Hà Nội, Sài Gòn sẽ sống sót như thế nào trước xu hướng phát triển kinh tế bằng mọi giá? Kiến trúc xanh theo ông có là một giải pháp của tương lai?

Tất cả tuỳ thuộc vào sự hoạch định của các nhà lãnh đạo và phát triển đô thị. Nếu các vị đó hoạch định đúng bài bản, không bị quyền lợi riêng tư ảnh hưởng, không bị tư duy nhiệm kỳ chi phối thì ai cũng có quyền hy vọng sẽ có đất nước và các đô thị xinh đẹp. Dĩ nhiên còn vấn đề ngân sách, nhưng không nhất thiết phải giàu mới đẹp. Kiến trúc xanh hiển nhiên là đáng hướng đến, nhưng làm sao thực hiện được nếu như người ta chỉ tập trung “khai thác” đô thị, biến từng mét vuông đất thành tiền bạc nhằm kinh doanh sao cho thành tiền. Chỉ nội một đô thị ít ô nhiễm và ngập nước là đã khó thực hiện rồi, không dám mơ xa.

Người ta thường nói Sài Gòn là thành phố của những cơ hội, cởi mở và năng động… Vào Sài Gòn dưới tuổi hai mươi, ông nghĩ gì về phẩm cách của Sài Gòn nói chung và người Sài Gòn nói riêng…? Phải chăng phẩm cách lớn nhất là sự bao dung?

Sài Gòn là một thành phố vô cùng duyên dáng. Ai đi dạo trong Sài Gòn nửa khuya khi vắng xe thì thấy người ta mê Sài Gòn cũng phải. Người Paris mê Paris thế nào thì nhiều người mê Sài Gòn thế đó. Tôi thuộc loại người mê cái duyên của Sài Gòn. Ngày nay tiếc thay Sài Gòn đã quá tải và ô nhiễm, nhiều người phàn nàn. Bao dung ư? Theo tôi bao dung là tôn trọng sự khác biệt. Bao dung là để cho những ai yếu thế cũng có tiếng nói của mình, là “tự do của thiểu số”. Đúng là xã hội chúng ta cần tính cách bao dung, trong tinh thần mình sống và để cho người khác cùng sống, nói dân dã là “mình có cơm thì người khác có chút cháo”.

Một dân tộc bao dung, phải có bản lĩnh và nội lực như thế nào? Bản lĩnh ấy được hình thành ra sao sau bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc?

Bản lĩnh giữ nước của ta thì cả thế giới đều biết. Bản lĩnh xây dựng của ta thì thua kém mọi người, đó là một sự thực không ai phủ nhận. Nguyên nhân là chúng ta quá trung thành với những điều đã được chứng minh là lỗi thời. Nội lực chúng ta có lẽ chưa mất, nhưng đã bị chôn vùi trong sự thụ động của tất cả các tầng lớp dân chúng. “Bản lĩnh” của các nhà lãnh đạo là chủ động xới lên lại nguồn lực của cả dân tộc. Nhưng “xới lên” đồng nghĩa với sự xếp đặt lại của cả nước, điều đó không dễ. Nếu được thì công ơn của họ đối với dân tộc sẽ không ai quên.

Voltaire từng nói: “Bất đồng là căn bệnh nặng nhất của nhân loại, khoan dung là phương thuốc duy nhất”. Phải chăng bao dung có thể thay thế bạo lực? Bằng cách nào? 

Theo tôi bao dung là tôn trọng sự khác biệt. Bao dung là để cho những ai yếu thế cũng có tiếng nói của mình, là “tự do của thiểu số”. Đúng là xã hội chúng ta cần tính cách bao dung, trong tinh thần mình sống và để cho người khác cùng sống...

Bản thân mỗi người cũng phạm nhiều sai lầm, chính ta phải tha thứ cho chính mình. Thì trong xã hội, bao dung và biết bỏ qua lại càng là một phẩm chất hầu như bắt buộc nếu muốn có một xã hội hoà bình. Văn hoá là gốc để chúng ta có thể thực hành bao dung, văn hoá cũng là nỗ lực chung của toàn xã hội, từ lãnh đạo cho đến các cơ sở giáo dục. Ngày nay tiếc thay bạo lực tràn lan, có người không bao dung với ai cả, kể cả với người thân.

Trong ký ức của ông về xứ Huế, điều gì ông nhớ nhất về “hương vị quê nhà” qua hình ảnh những gánh hàng rong?

Những hình ảnh và âm thanh càng xa xưa, càng nằm sâu trong thời thơ ấu, càng làm tôi dễ xúc động. Đi xa mới biết yêu quê, ra nước ngoài mới biết yêu đất nước. Cho nên ta phải “đi” mới biết thế nào là “về”.

Tôi sợ rằng gánh hàng rong sẽ mất đi theo dòng phát triển của xã hội. Như xe xích lô, như chợ họp buổi sáng... Nhưng có lẽ đó là điều mà ta phải chấp nhận. Có những điều dù đẹp đến mấy cũng có lúc phải mất đi. Ở Âu Mỹ cũng có vô số ngành nghề truyền thống đã phải biến mất.

Với ông, dòng sông quê mang những kỷ niệm nào đáng nhớ nhất? Mùi hương nào của tuổi thơ mà ông nhớ nhất?

Tôi nhớ sông Hương biết bao khi thấy sông Danube tại thủ đô Budapest của Hungary. Hai dòng sông giống nhau ở chỗ sáng lên khi hoàng hôn xuống. Mùi rạ chín lúc trẻ con nhà quê thả diều là mùi hương không thể nào quên.

Điều gì làm ông đau xót nhất mỗi lần trở lại với những bến sông quê?

Ý thức môi trường của ta quá yếu. Tôi vừa trầm trồ kênh Nhiêu Lộc nay đã xanh và đẹp hơn, có cỏ xanh, có băng ghế thư giãn, có người câu cá; nhưng lại tiếc khi thấy bao nilông trôi lềnh bềnh trên nước. Nếu mỗi người chỉ chịu khó chút thôi, biết giữ gìn chút thôi thì không đến nỗi thế.

Ông đã có một bài viết rất xúc động về tiếng ve sầu, phải chăng sự tịch mịch của miền quê Bao Vinh – Huế và nền nếp giáo dục của gia đình đã hình thành nên con người Phật giáo trong ông?

Đó là một thứ âm thanh vang vọng từ quê hương, từ thời thơ ấu, từ một tâm thức rỗng lặng của trẻ con. Ai cũng có những kỷ niệm như thế. Tiếng gà trưa của Trịnh Công Sơn cũng vậy.

Sự hoà hợp và khác biệt giữa tôn giáo và khoa học đã giúp ông có được một cảm quan thế nào để lý giải về cuộc đời, về nhân tình thế thái?

Đối với tôi, khoa học là một đại lộ để đi vào tôn giáo, không có chút mâu thuẫn nào cả. Phật giáo và khoa học có nhiều cái chung. Cả hai đều áp dụng phương pháp khoa học thực nghiệm. Hiểu cái này là tiền đề đi vào cái kia. Tôi cám ơn cuộc đời đã cho tôi tiếp cận với hai cái tưởng chừng như đối nghịch đó. Nhờ sự hài hoà đó mà tôi thấy cảm thông trong mọi quan hệ, kể cả cái mà ta gọi là “nhân tình thế thái”.

Trong những cuộc hành hương về đất Phật, ông đã chiêm nghiệm ra điều gì thú vị nhất?

Các cuộc du hành đều thú vị. Các chốn hành hương đều có một năng lượng riêng, không nhất thiết là tại các thánh tích Phật giáo. Hè vừa qua chúng tôi đi Lourdes tại Pháp, một chốn hành hương rất nổi tiếng của Thiên Chúa giáo và tôi cảm nhận tâm mình rất an tịnh và cảm khái.

Viết và dịch sách có phải là một cách dấn thân của riêng ông? Tinh thần ấy có ngược với Phật giáo, để có được tịnh hạnh, tịnh tâm?

Sống trong xã hội, mỗi người đều có trách nhiệm. Đạo Phật không những chỉ có triết lý nhận thức mà còn triết lý hành động. “Hành động” tức là tuỳ điều kiện mà làm điều gì đó có lợi cho mọi người. Có lúc càng làm nhiều lại càng “tịnh hạnh tịnh tâm”, chúng không mâu thuẫn.

Người trí lọc bỏ dơ bẩn của bản thân, của đời sống như thế nào, để có thể tự chế bản thân, nhận chân cuộc sống?

Nếu biết quan sát, biết ghi nhận mọi điều đang xảy ra trong tâm và ngoài tâm thì những điều gọi là “dơ bẩn” sẽ tự tan biến. Cũng như kẻ trộm khi ta biết đến nó thì nó lảng đi. Nên tập một cái tâm quan sát khách quan, không phê phán không dính mắc những điều đang biến hiện trong tâm, đó là cánh cửa mở ra để đến với những cái mà ta gọi là “minh triết”. Nếu ta nắm được cái tức khắc đang diễn ra thì đó cũng là bước đầu của cái mà ta gọi là “thiền định”. Sau đó thì những bước kế tiếp sẽ tự diễn ra, không cần dụng công.

Nguyn Tường Bách sinh năm 1948 ti Tha Thiên – Huế. Ông du hc Đc năm 1967, tt nghip k sư xây dng năm 1975, tt nghip tiến sĩ k thut năm 1980. Ông là tác gi và dch gi ca nhiu cun sách ni tiếng đã xut bn và tái bn nhiu ln ti Vit Nam.

Theo Kim Yến (Sài Gòn Tiếp thị)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày