Hình tượng thiêng trong gỗ Hàn Quốc

GNO - Rất nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc đã tìm thấy nguồn cảm hứng nghệ thuật từ Phật giáo. Trong hơn 1.000 năm, Phật giáo thấm nhuần vào đời sống hàng ngày của người Hàn Quốc, do đó nghệ thuật Phật giáo đã phát triển thịnh vượng trên toàn bán đảo.

Năm nay, nghệ sĩ Heo Kil-yang kỷ niệm năm thứ 46 với tư cách là một nghệ sĩ điêu khắc. Ông đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình trong sáng tạo nghệ thuật Phật giáo, là một nhân vật tinh hoa trong nghệ thuật Phật giáo.

1 vch 1.jpg


Năm 2014, nghệ sĩ Heo Kil-yang kỷ niệm năm thứ 46 với tư cách là một nghệ sĩ điêu khắc

Cuộc sống của Heo không thể tách rời Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình có mẹ là một Phật tử thuần thành ở Suncheon, Nam Jeolla, ông đã dành một năm ở chùa Seonam trước khi bắt đầu học tiểu học.

Được bao bọc bởi những lời dạy của Đức Phật, ông tự nhiên nghĩ đến việc bước vào thế giới Phật giáo; nhưng, thay vì trở thành một nhà sư, ông phát hiện ra tài năng thật sự của mình: điêu khắc.

Khi đến 15 tuổi, ông đã đi đến Seoul và bắt đầu cuộc sống của mình như là một nghệ sĩ Phật giáo. Ông đã may mắn được tìm hiểu những điều cơ bản của nghệ thuật Phật giáo từ các nhân vật nổi bật nhất của quốc gia: Ông đã học được việc chế tác gỗ từ Seo Soo-yeon và hội họa từ Lee In-ho.

Sau 9 năm làm một thực tập sinh, ông đã giành được giải thưởng lớn vào năm 1977, giải thưởng Nghệ thuật Phật giáo cho bức tượng bằng gỗ "Đức Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn" của mình.

Giành giải thưởng uy tín là một thành tựu rất lớn đối với chàng trai 24 tuổi. Nhưng mặc dù nhận được rất nhiều lời khen ngợi, Heo vẫn cảm thấy một khát khao với Phật pháp.

Đó là khi ông tiếp cận với nhà sư Woo-il (1910-1999), một trong những nghệ sĩ Phật giáo nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc, người đã dạy ông về nghệ thuật Phật giáo của triều đại Joseon (1392-1910).

Các nhà phê bình nghệ thuật xem Heo gần như là nghệ sĩ duy nhất hiện nay có thể mô tả các nguyên tắc của nghệ thuật Phật giáo truyền thống tại Hàn Quốc.

1 vch 2.jpgMột tác phẩm của Heo Kil-yang

Làm thế nào mà các nghệ sĩ Phật giáo thời Joseon đã tạo ra các bức tượng của họ?

"Chỉ có đúng loại gỗ mới có thể trở thành cơ thể của Đức Phật", người nghệ sĩ 61 tuổi cho biết.

Điều này liên quan đến việc lựa chọn loại gỗ nhiều hơn; sau khi lựa chọn vật liệu, nghệ sĩ điêu khắc phải đi qua một loạt các nghi lễ để giải thoát khỏi linh hồn ma quỷ của gỗ.

"Bạn sẽ cần phải trét đất sét màu đỏ, sau đó một tấm gương bằng đồng và một lá cờ Phật giáo nên được đặt gần đó. Trước khi cắt cây xuống, nghi lễ tôn giáo cho hồn núi và hồn cây cũng nên được tổ chức", ông nói.

Sau khi hoàn thành các nghi lễ, nhà điêu khắc sẽ bắt đầu khắc gỗ. Sau khi định hình, ông ngâm gỗ trong một bồn thảo dược trong một ngày, và sau đó làm khô nó, ông phủ lên đó một lớp sơn mài đặc biệt. Sau khi sơn mài được phủ lên, bức tượng sẽ được dát bằng những lá vàng. Công việc của người chế tác tượng cuối cùng đã được thực hiện, và các nhà sư sau đó có thể bắt đầu nghi lễ đưa tượng vào chùa.

"Việc tạo ra một tác phẩm điêu khắc Phật giáo mới đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, gần cả một năm trời", ông nói.

Với hơn 1.000 tác phẩm, các bức tượng do Heo chế tác có thể được tìm thấy trên khắp Hàn Quốc.

Đối với các nhà phê bình nghệ thuật, các tác phẩm của Heo không chỉ phản ánh một sự hiểu biết sâu sắc về giáo lý Phật giáo, mà còn là một hương vị nghệ thuật độc đáo.

"Tôi muốn pha trộn phong cách nghệ thuật Phật giáo truyền thống Hàn Quốc vào nền văn hóa ngày nay, để thế hệ trẻ của Hàn Quốc cũng có thể trân trọng và gìn giữ nghệ thuật Phật giáo", Heo nói.

Với bộ sưu tập của Heo, có vẻ như chỉ là vấn đề thời gian trước khi được thêm vào tài sản văn hóa của Hàn Quốc thế kỷ 21.

Văn Công Hưng (Theo Korea Joongang Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.

Thông tin hàng ngày